Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 21 tháng tuổi suýt Ch?t vì nghẹn hạt mít

(MangYTe)- Bé trai may mắn vì hạt mít gây tắc 1/3 thực quản trên.

Ngày 5-7, ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Thanh Hoá cho biết vừa cứu sống bé trai LCGB (21 tháng tuổi, trú thị xã Nghi Sơn) do bị mắc nghẹn hạt mít trong thực quản.

 Trước đó, vào lúc hơn 21 giờ ngày 1-7, Khoa hồi sức cấp cứu, BV Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng khó thở, khó nuốt, tăng tiết đờm dãi sau khi nuốt hạt mít lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày. 


Hình ảnh hạt mít trong thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC  

Bệnh nhân được chẩn đoán có dị vật mắc nghẹn trong thực quản. Do đó, các y bác sĩ đã hội chẩn khẩn cấp cùng bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và lãnh đạo BV quyết định tiến hành gây mê và can thiệp nội soi tiêu hoá, gắp dị vật ra khỏi thực quản cho bệnh nhi. 

Qua nội soi tiêu hoá, các bác sĩ phát hiện một hạt mít nằm ngang thực quản 1/3 trên, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và tiến hành gắp ra, kịp thời khai thông đường thở cho bé. 

Các bác sĩ khuyến cáo những gia đình có trẻ nhỏ, cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, như vải, nhãn, mít, chôm chôm, các loại thạch rau câu hay ngậm kẹo...

Đặc biệt, tuyệt đối không để trẻ tự chơi những viên bi màu, đồng xu để đề phòng trẻ nuốt vào bị hóc. 

“Những trường hợp dị vật bị mắc nghẹn ở thực quản còn có thể kéo dài thời gian để lấy di vật ra. Còn dị vật mắc nghẹn ở khí quản, thì tỷ lệ Tu vong rất cao đối với trẻ em. Do đó, nếu không may trẻ bị mắc nghẹn những dị vật vào thực quản, khí quản thì phải đưa ngay đến BV để các y, bác sĩ xem xét, cứu chữa kịp thời”, BS Khoa nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/be-21-thang-tuoi-suyt-chet-vi-nghen-hat-mit-922304.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Theo các chuyên gia y tế, tính mạng con bạn có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở trong gia đình với chỉ một hạt na, hạt táo hay chỉ đơn giản là một hạt lạc rang.
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY