Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 3 tuổi nguy kịch sau khi uống nhầm chai nước chống thấm ghe, xuồng

(MangYTe) - Bé Ng.Đ.Kh. đi chơi về nhà thấy chai nước để trên bàn liền lấy uống, sau đó bé bị ho sặc sụa, ói, người nhà tự móc họng cho trẻ ói. Sau 2 ngày bé bắt đầu ăn không được cơm, nuốt nghẹn, rồi không ăn được cháo, uống sữa lại ói ra.

Bsck2. nguyễn minh tiến - bệnh viện nhi đồng thành phố cho biết, bệnh viện nhi đồng thành phố vừa cấp cứu thành công cho 1 trường hợp trẻ ng. đ. kh. 3 tuổi, nam, ngụ ở bến tre, được chuyển từ bệnh viện tỉnh.

Qua khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ đi chơi về nhà thấy chai nước để trên bàn liền lấy uống, tuy nhiên đó là chai nước người nhà lại đựng hóa chất chống thấm ghe xuồng. sau khi uống trẻ ho sặc sụa, ói, người nhà tự móc họng cho trẻ ói, sau đó trẻ bớt ói. trẻ được theo dõi ở nhà 2 ngày thì bắt đầu ăn không được cơm, nuốt nghẹn, rồi không ăn được cháo, uống sữa lại ói ra nên được vào bệnh viện huyện. ngay sau đó được chuyển lên bệnh viện tỉnh chẩn đoán ngộ độc hóa chất, chuyển bệnh viện nhi đồng thành phố.

Bé 3 tuổi nguy kịch sau khi uống nhầm chai nước chống thấm nghe - Ảnh 1.

Trẻ ng. đ. kh. 3 tuổi, nam, ngộ độc hóa chất ăn mòn, được điều trị tích tại bệnh viện nhi đồng thành phố

Tại đây, ghi nhận trẻ lừ đừ, than đau rát ngực bụng, được các bác sĩ thăm khám và liên hệ với người nhà mua hóa chất, được thông báo là loại dung dịch Methyl Ethyl Ketone Peroxide, dùng để pha chế với một loại hóa chất khác để trét ghe xuồng ở những vị trí có khe hở, xì dò… để ghe xuồng không bị thấm nước khi đi vào hoạt động. Bác sĩ Tiến cho biết.

Theo bác sĩ Tiến, đây là một loại hóa chất oxid hóa mạnh, gây ăn mòn nặng làm tổn thương da đặc biệt là niêm mạc đường thở, đường tiêu hóa, gây chít hẹp. Ngoài ra độc chất còn vào máu gây tổn thương gan, thận, phổi, não,…

Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, tiêu hóa nội soi, phát hiện trẻ bị tổn thương loét chít hẹp ở 1/3 giữa thực quản, loét chít hẹp ở đoạn đầu tá tràng, nên được đặt một ống thông mũi – thực quản – dạ dày – tá tràng qua chỗ hẹp để vừa nong không cho tổn thương đường tiêu hóa chít hẹp thêm, vừa để nuôi ăn qua ống thông này để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Xét nghiệm máu ghi nhận trẻ có tổn thương gan nặng (men gan > 1000 đv/L, bình thường < 40 đv/L), đặc biệt xét nghiệm độc chất cho thấy nồng độ hoạt chất Methyl Ethyl Ketone trong máu tăng cao 5,01mg/L (bình thường không có hoạt chất này trong máu), trẻ được điều trị truyền Thu*c giải độc, chống oxid hóa là N Acetyl Cystein để hóa giải chất độc Methyl Ethyl Ketone trong máu, để tránh gây tổn thương thêm gan, thận, phổi, não,…

Bé 3 tuổi nguy kịch sau khi uống nhầm chai nước chống thấm nghe - Ảnh 2.

Sau hơn 1 tháng điều trị, trẻ cải thiện dần, tự ăn uống được, không còn mắc nghẹn, ói.

Sau hơn 1 tháng điều trị, trẻ phục hồi sức khỏe dần, nội soi thấy đường tiêu hóa bớt tổn thương, không còn chít hẹp, niêm mạc phục hồi, trẻ ăn cháo sữa qua đường miệng mà không bị ói, nghẹn, xét nghiệm không còn độc chất trong máu. trẻ được xuất viện và được hẹn tái khám để nội soi đường tiêu hóa kiểm tra. y văn trên thế giới ghi nhận không ít trường hợp Tu vong do giai đoạn đầu không triệu chứng, nên người bệnh chủ quan không đến bệnh viện sớm. bác sĩ tiến nói.

Qua trường hợp trên chúng tôi lưu ý đến quí phụ huynh, cẩn thận để hóa chất hay Thu*c xa tầm với trẻ em, đặc biệt không nên đựng trong các chai lọ nước uống đóng chai vì trẻ sẽ tưởng nhầm là thức uống và uống phải gây hậu quả đáng tiếc có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ. khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu, xử trí thích hợp vì để lâu ở nhà đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương chít hẹp không ăn uống được ngay cả sữa và nước, rất khó khăn cho các bác sĩ phải phẫu thuật tái tạo đường tiêu hóa sau này. bác sĩ minh tiến khuyến cáo.

Pha lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/be-3-tuoi-nguy-kich-sau-khi-uong-nham-chai-nuoc-chong-tham-ghe-xuong-2020110911400338.htm)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, Tôi bị viêm dây thanh quản và khó thở muốn đi khám ở BV Tai mũi họng TP.HCM - Khoa dịch vụ. Kính mong Mangyte tư vấn giúp thủ tục, quy trình và chi phí thế nào? Trân trọng cảm ơn. (Mỹ Duyên - Quận Bình Thạnh)
  • Cho tôi hỏi: đăng ký khám dịch vụ theo yêu cầu tại viện Tai mũi họng TW như thế nào? Khám vào các ngày nào? Có khám dịch vụ cho trẻ em dưới 6 tuổi không? số điện thoại đăng ký khám dịch vụ? Cảm ơn Mangyte! (Tuấn Doanh - Hà Nam)
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY