12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bé 3 tuổi tử vong do ngộ độc sắn, cần lưu ý triệu chứng để can thiệp kịp thời

Sau khi ăn sắn (khoai mì) cao sản, bé 3 tuổi có triệu chứng buồn nôn, khó thở, rối loạn thần kinh và tử vong trên đường đến bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị ngộ độc sắn.

Ngày 13/1, Sở Y tế Lào Cai xác nhận một bệnh nhân 3 tuổi tử vong do ngộ độc sắn, ngoài ra bệnh viện đang điều trị một bé 2 tuổi cũng bị triệu chứng tương tự. Theo kết quả xét nghiệm từ Viện Kiểm nghiệm Quốc gia, các bé bị ngộ độc độc tố axit cyanhidric trong sắn cao sản.

Sắn cao sản là loại có cọng lá dày màu xanh ánh vàng, đọt lá màu tím, củ nhỏ, tròn dài và có vỏ lụa màu trắng. Loại sẵn này được trồng để dùng trong công nghiệp chế biến bột ngọt, glucose, mì ăn liền...

Sắn cao sản chứa độc tố axit cyanhidric (HCN) cao hơn các loại sắn khác nên ăn vào dễ bị ngộ độc sắn.

Thông thường sắn cao sản chứa độc tố axit cyanhidric (HCN) cao hơn các loại sắn khác. Loại độc tố này có nhiều trong vỏ, ruột, lá sẵn, làm ức chế khả năng sử dụng oxy của tế bào, gây suy hô hấp, hôn mê và trụy tim mạch. Theo tìm hiểu, lượng độc tố trong sẵn cao sản nhiều gấp mấy chục lần sắn thường, bệnh nhân bị ngộ độc có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Hàm lượng HCN cao khi vào cơ thể sẽ gây ngộ độc, liều gây độc cho một người lớn là 20mg, liều gây chết người là 50mg cho mỗi 50kg thể trọng.

Lưu ý để tránh ngộ độc sắn

Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau khoảng 1-3 giờ sau khi ăn sắn với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, chướng bụng, buôn nôn, nôn ói, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, chóng mặt ù tai... nặng hơn còn sốt, co giật, hôn mê, khó thở, suy hô hấp cấp...

Người ta thường sơ chế sắn để loại bỏ bớt HCN bằng cách xay nghiền, lọc bột, ngâm hoặc luộc thật kĩ. Trước khi chế biến cần lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt). Khi luộc thì mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu thấy có vị đắng thì không nên ăn. Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường để trung hòa chất độc nhưng cũng không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu có xảy ra ngộ độc trong lúc ngủ cũng rất khó phát hiện.

Khi nghi ngờ là sắn độc hoặc nêm thử thấy sắn có vị đắng thì tuyệt đối không sử dụng để ăn.

Khi bị ngộ độc sắn, trước hết cần gây nôn cho người bệnh rồi cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm sau để tránh bị ngộ độc sắn:

- Không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn vì các loại sắn này chứa hàm lượng độc tố HCN cao.

- Khi nghi ngờ là sắn độc hoặc nêm thử thấy sắn có vị đắng thì tuyệt đối không sử dụng để ăn.

- Khi sơ chế, củ sắn cần gọt, bóc vỏ kỹ, rửa ngâm nước sạch, luộc mở vung và nấu chín kỹ trước khi ăn. Lá sắn cần ngâm nước, rửa sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ trước khi dùng.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/be-3-tuoi-tu-vong-do-ngo-doc-san-can-luu-y-trieu-chung-de-can-thiep-kip-thoi-29885/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY