Tâm sự hôm nay

Bé 7 ngày tuổi đã nhập viện vì nhiễm virus RSV

Dù đã đọc rất nhiều thông tin về các trường hợp trẻ bị nhiễm virus RSV từ vài ngày tuổi nhưng bà mẹ này vẫn không ngờ chính con mình lại bị.

Virus RSV được xem là thủ phạm hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Dù đã đọc được nhiều tin tức cảnh báo về nguy hiểm của virus RSV nhưng có mẹ vẫn chẳng ngờ rằng có ngày chính con mình lại bị loại virus này tấn công.

Sinh con lần hai, chị Quý Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con. Bé Hiếu Minh chào đời vào ngày 30/12/2019 nặng 3250gram, sức khỏe hoàn toàn bình thường, nhưng chỉ 7 ngày sau, bé đã phải nhập viện vì nhiễm virus RSV.

Chị Quý Linh kể về các triệu chứng ban đầu của con: "Ngày đầu tiên, bé chỉ hắt hơi, ngày thứ 2 bắt đầu hắt hơi nhiều hơn kèm chảy nước mũi, ngày thứ 3 con có thêm triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi nhiều, miệng sùi bọt cua". Ngay trong ngày thứ 3 ấy, chị Linh đưa con đi khám tại một phòng khám tư, bác sĩ kê Thu*c siro về uống và dặn theo dõi cẩn thận vì tiến triển của trẻ sơ sinh rất nhanh.

Đêm hôm đó về nhà, bé Minh bắt đầu sốt 38 độ, lo lắng cho sức khỏe của con, 3h đêm, 2 vợ chồng chị Linh quyết định đưa bé vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Bé được bác sĩ chỉ định cho làm các loại xét nghiệm, chụp X-quang phổi, 7h sáng hôm sau có kết quả, bé bị viêm phế quản phổi, bác sĩ yêu cầu bé nhập viện luôn, nếu không có thể sẽ bị suy hô hấp.

Tay lằng nhằng dây kim tiêm.

2 ngày nằm viện, Hiếu Minh còn phải nằm lồng chiếu đèn vì con bị vàng da. Ngoài ra, bé được chỉ định khí dung 3 lần, uống siro kèm vỗ rung long đờm. Nhưng đến ngày thứ 2, bé đã bị bội nhiễm sang phổi nên bác sĩ chỉ định tiêm kháng sinh.

"Đợt con nằm viện, nhìn con bé xíu mà phải lấy ven, phải tiêm, mình xót xa vô cùng, đêm nào cũng khóc. Bế con từ lồng ấp ra cho ti, con lại run cầm cập vì ở trong lồng rất ấm ra ngoài phòng thì lại lạnh, cho ti xong chỉ muốn mặc quần áo và ôm con thôi mà không được.

Đến ngày thứ 4, thứ 5, mình đã quen hơn nên chỉ biết cố gắng cùng con. Mỗi lần bác sĩ đến khám, mình lại hỏi 'Con em sắp được ra viện chưa'.

Những ngày bé ở viện lúc nào cũng trong tình trạng ngủ li bì vì tiêm kháng sinh liều cao, bú không nổi, người đen xạm và quắt như cái bánh mì cháy. Mỗi ngày các bác sĩ đến khám và cân mà chỉ thấy con càng ngày càng tụt cân đi thương vô cùng", bà mẹ 2 con nhớ lại.

Trải qua 9 ngày nằm viện điều trị, bé Hiếu Minh được bác sĩ cho xuất viện. Nhưng lúc ấy, chị Linh vẫn cảm thấy lo lắng: "Mình chỉ muốn ở lại viện vì mình sợ về con có thế nào không xử lý được, ở trong viện còn có các bác sĩ, y tá theo dõi hàng giờ nên yên tâm hơn".

Chia sẻ chi tiết hơn về những ngày sau sinh, chị Quý Linh cho biết: "Sau khi sinh, họ hàng đến thăm 2 mẹ con nhiều, có bế bé nữa. Vì thế, mình khuyên các mẹ mới sinh rằng hãy bảo vệ chính con mình, đừng để gặp phải trường hợp như con mình thì lúc đó hối hận cũng muộn. Nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đến thăm, nếu ai đó đến thăm thì cũng bắt họ đeo khẩu trang, tất cả cũng chỉ để bảo vệ con mà thôi".

Thật may mắn là từ đó đến nay, sức khỏe của bé Hiếu Minh trộm vía khá ổn: "Con tăng cân đều nhưng có lúc bé cũng hay khụt khịt, thở rung rung. Chính bác sĩ điều trị cho bé cũng nói những trẻ tiền sử bị nhiễm RSV rồi thì phải chăm sóc cẩn thận hơn, nên giữ con cho tốt".

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã có rất nhiều trẻ sơ sinh phải nhập viện điều trị vì virus RSV. Để phòng tránh lây nhiễm virus RSV, Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hanh – Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương từng khuyến cáo các bố mẹ nên tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… "Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi virus có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay… Các bậc cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ – có thể làm lây lan virus", bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh nhấn mạnh.

Virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Virus RSV có thể tồn tại trên bề mặt của đồ vật như quần áo hơn 6 giờ. Nó cũng có thể sống trên bàn tay đến hơn 1 giờ. Trẻ khi bị nhiễm virus RSV có thể sau khoảng 2 - 8 ngày mới có triệu chứng.

Nguyên nhân lây nhiễm virus RSV:

- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như bắt tay, ho hoặc hắt hơi.

- Tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có chứa virus như quần áo, đồ chơi, vật dụng của trẻ hoặc người bị bệnh bằng cách chạm và cho đồ vật vào miệng.

Bình Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/be-7-ngay-tuoi-da-nhap-vien-vi-nhiem-virus-rsv-22202028421333424.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi thận từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY