Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé cắn lưỡi khi sốt cao, co giật?

Bạn đọc Trần Thị M. (nptran…@gmail.com) hỏi: Con tôi (gần 3 tuổi) từng sốt cao, co giật, tôi đưa tay mình cho cháu cắn vì sợ bé cắn lưỡi thì bác sĩ bảo sai. Nhưng nghe nói có trường hợp khác bé được cho cắn miếng chanh vẫn suýt cắn lưỡi. Thực hư ra sao?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Trẻ bị sốt cao, co giật không tự cắn lưỡi. Chính việc tìm cách bỏ cái gì đó vào miệng mới dẫn đến nguy cơ cắn lưỡi vì trẻ sẽ có phản ứng tự nhiên là cắn mạnh dị vật, đồng thời dùng lưỡi đẩy nó ra. Bỏ miếng chanh hay nặn chanh vào miệng càng nguy hiểm vì nước chanh có thể làm bé sặc, ngạt thở, chưa kể miếng chanh có nguy cơ lọt vào đường thở.

Bé cắn lưỡi khi sốt cao, co giật? - Ảnh 1.

Khi bé sốt cao nên cho uống Thu*c hạ sốt kết hợp với lau, đắp khăn thấm nước ấm ở trán, nách, bẹn... và đưa đến bệnh viện kiểm tra (ảnh minh họa từ internet)

Co giật ở trẻ nhỏ sốt cao như con bạn thường là lành tính, nhưng có nguy cơ tái phát. bạn nên để sẵn Thu*c hạ sốt trong nhà, thấy bé sốt cao nên cho uống ngay, còn nếu đã co giật rồi thì phải dùng Thu*c hạ sốt dạng nhét hậu môn.

Khi bé bị co giật cần đặt bé nằm nghiêng, không bỏ gì vào miệng, nếu có tình trạng ngạt đàm nhớt thì dùng khăn chùi mũi, miệng liên tục để đàm nhớt thoát ra. Thường cơn co giật chỉ kéo dài 30 giây đến 2 phút rồi tự hết. Khi đó nhét Thu*c hạ sốt vào hậu môn kết hợp với lau, đắp khăn thấm nước ấm ở trán, nách, bẹn để hạ sốt rồi nên đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-can-luoi-khi-sot-cao-co-giat-20210318102451142.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp trên cả nước với số người mắc bệnh tăng cao.
  • Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao, phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng Thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Bình thường chị Lan vui vẻ là vậy, nét mặt lúc nào cũng tươi tắn, chị lại hay nói chuyện vui nên đi đến đâu là chị mang tiếng cười đến đó. Ấy vậy mà mấy hôm nay, gặp chị ở chợ thấy chị cứ buồn buồn, lo lắng, mặt mũi hốc hác như thiếu ngủ.
  • Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông xuân.
  • Cứ mỗi dịp Tết đến vuân về, ngoài việc chuẩn bị vật chất, trang trí nhà, mua hoa, cây cảnh thì mỗi gia đình nên chuẩn bị một số Thuốc thông dụng cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em.
  • Có nhiều bà mẹ chưa có kiến thức về cách dùng Thuốc hạ sốt tại nhà cho trẻ như: không đo nhiệt độ cho trẻ trước khi dùng Thuốc, dùng Thuốc không đúng liều.
  • Có cả bố lẫn mẹ đều là bác sĩ ấy thế mà khi đưa con đến viện thì cháu bé đã nôn ra máu. Khi hỏi tiền sử các bác sĩ mới phát hiện bố mẹ sử dụng ibuprofel hạ sốt cho con.
  • Dùng dằng mãi rồi cuối cùng chị Hoa cũng đi khám bệnh. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm họng và kê đơn cho uống Thuốc hạ sốt và Thuốc kháng sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY