Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé gái cao thêm 29 cm sau hai năm tiêm hormone

Hà Nội-Lúc 10 tuổi, Linh chỉ cao 79 cm, chưa bằng chiều cao trẻ một tuổi. Sau hai năm điều trị bằng hormone, em cao 108 cm.

Mẹ bé hôm 17/12 đưa con gái đến Bệnh viện Nhi Trung ương tái khám định kỳ. Theo bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi trung ương, 12 tháng sau khi áp dụng phương pháp tiêm hormone, Linh tăng thêm 18 cm. Tới nay, sau gần hai năm, bé tăng được tổng cộng 29 cm. Cùng với chiều cao, bé cũng tăng trưởng cân nặng, từ 9 kg vào đầu năm 2019 lên 19 kg hiện nay. Bé hiện đã cao tương đương em bé 4-5 tuổi.

"linh đã tự đánh răng, rửa mặt và vệ sinh cá nhân trong khi trước đây mẹ phải giúp. trước kia, mỗi bữa con ăn hai thìa cơm, giờ đã ăn được gần hai bát. bác sĩ nói nếu kiên trì điều trị, bé có thể đạt được chiều cao bằng 80% chiều cao trung bình", mẹ bé cho biết.

Bé Linh chào đời nặng 2,8 kg. Đến 5 tháng tuổi, cân nặng của bé chỉ 5 kg và đến 9 tháng tuổi không tăng thêm. Bác sĩ khám, kết luận bé bị suy dinh dưỡng, uống Thu*c 6 tháng không cải thiện. Linh lên 3 tuổi, mẹ đưa con lên Hà Nội khám, kết quả bình thường, tim, gan hay nhiễm sắc thể không gặp vấn đề gì.

"Sau vài lần đưa con đi khám không tìm ra nguyên nhân, tôi chấp nhận, nuôi nấng bé theo một cách đặc biệt", chị Thương nói.

10 năm qua, Linh vẫn là đứa trẻ "nuôi mãi không lớn". Mọi việc từ vệ sinh cá nhân, ăn uống, tắm rửa... mẹ đều phải chăm bẵm con như đứa trẻ một tuổi. Khi Linh 5 tuổi thì em trai 3 tuổi đi mẫu giáo, hai chị em học chung lớp, sáng nào mẹ cũng gửi bỉm đến trường.

Năm 2019, Linh 10 tuổi cao 79 cm nặng 9 kg, trong khi em trai lên lớp 1 nặng 26 kg. Những đứa trẻ cùng lứa Linh đã bước vào tuổi dậy thì, mẹ lại tiếp tục đưa con đến bệnh viện khám, sau đó vào Bệnh viện Nhi Trung ương.

Linh được đo chiều cao tại bệnh viện nhi trung ương, ngày 17/12. ảnh: lê phương.

"Khi ấy tuổi sinh học của bé là 9 nhưng tuổi xương chỉ mới đạt 20 tháng", bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi trung ương, mô tả căn bệnh của Linh.

Kết quả chụp mri xác định nguyên nhân gây ra thể trạng nhỏ bé của cháu là do tuyến yên nhỏ. linh được tiêm hormone tăng trưởng gh, bác sĩ theo dõi và điều trị suốt hai năm qua.

Linh là một trong gần 400 trẻ chậm phát triển chiều cao, chủ yếu thiếu hormone tăng trưởng, đang được bệnh viện nhi trung điều trị.

Bác sĩ dũng cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao của trẻ. trẻ có thể mắc các bệnh lý từ dinh dưỡng, nội tiết, các hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, các bệnh về xương, bệnh mạn tính... điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao để điều trị sớm và điều trị phù hợp, chứ không phải tìm Thu*c uống để tăng chiều cao. cũng không phải trường hợp thấp lùn nào cũng áp dụng được phương pháp tiêm hormone.

Hormone gh được chỉ định cho những trường hợp thiếu hormone tăng trưởng (ghd), suy thận mạn, hội chứng turner, thấp không rõ nguyên nhân, thấp do đột biến gene, hội chứng noonna (ns)...

"quá trình điều trị chiều cao bằng hormone rất lâu dài, cần phải theo dõi trẻ cao lên bao nhiêu cm mỗi năm. nếu một năm trẻ không cao thêm được 4 cm thì không bình thường", bác sĩ dũng cho biết.

* Tên nhân vật được thay đổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-gai-cao-them-29-cm-sau-hai-nam-tiem-hormone-4208183.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Đàn ông bị hói đầu có mức testosterone ngang bằng như những người đàn ông khác. Tình trạng hói đầu thường có liên quan đến mặt di truyền hơn là do mức testosterone.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Dưới đây là một số bí quyết cải thiện chiều cao cho trẻ tuổi vị thành niên.
  • Vị thành niên là lứa tuổi có sự phát triển khá nhanh về thể chất. Chính vì vậy, những thay đổi phù hợp trong lối sống sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện chiều cao của trẻ.
  • Mấy đứa bạn nói em bị dậy thì sớm. Xin hỏi bác sĩ, em nên làm gì để có thể tăng chiều cao mình lên nữa (khoảng 1,7 mét) cho đến khi đủ 18 tuổi.
  • Tôi tìm trên mạng thấy có phương pháp tăng chiều cao khá tốn kém là tiêm hóc môn tăng trưởng GH...
  • Do bị gene di truyền ngược đãi, vận động viên Ruxtam Akhơmetôp (Liên Xô cũ) vốn chỉ cao dưới trung bình. Nhưng nhờ tập luyện, anh đã cao đến 187 cm.
  • Kiểm tra danh sách dưới đây để xem bạn có lỡ làm bạn với những thủ phạm kìm hãm chiều cao của mình không nhé!
  • Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Tokyo, Nhật Bản đã phát hiện ra một loại hormone tên là Oxytocin có thể giúp người tự kỷ phản ứng tốt hơn trong giao tiếp xã hội.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY