12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bé gái suýt mất mạng do bị sốt xuất huyết nhưng gia đình tự điều trị, theo dõi và truyền nước tại nhà

Bé gái 9 tuổi mắc sốt xuất huyết khoảng 1 tuần nhưng gia đình lại tự theo dõi, điều trị và truyền nước tại nhà. Đến lúc tình trạng của bé chuyển nặng, gia đình mới đưa con nhập viện thì bé đã trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ tử vong cao.

Ghi nhận liên tiếp nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương ̣(Hà Nội), trong vòng 2 tuần trở lại đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị cho 22 trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết. Đáng chú ý trong số đó có một bệnh nhi hiện đang trong tình trạng nguy kịch do nhập viện muộn, gây chậm trễ trong điều trị.

Hà Nội liên tiếp ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ.

Đó là bé gái H.T. (9 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội). Theo các bác sĩ, 1 tuần trước khi nhập viện, bé sốt cao liên tục trong khoảng 39- 41 độ C, dùng hạ sốt không đáp ứng nên được gia đình đưa đến cơ sở y tế gần nhà thăm khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết.

Cháu bé được người nhà theo dõi sức khỏe và truyền nước tại nhà nhưng đến ngày thứ 6, bé gái bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau bụng, co giật, sốt cao liên tục, li bì.

Ngày 4/10, trẻ được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang nhưng do tình trạng bệnh chuyển biến nặng, 22h ngày 4/10, bệnh nhi được chuyển đến Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy tuần hoàn, viêm não, tổn thương cơ tim.

Mặc dù được các bác sĩ xử trí thở máy, kiểm soát suy tuần hoàn, điều trị tăng áp lực nội sọ và cân bằng nước điện giải nhưng tình trạng của bệnh nhi rất nặng, nguy cơ tử vong cao trên nền sốt xuất huyết.

Điều đáng nói là 2 ngày sau khi bé H.T nhập viện, em trai của bé năm nay 7 tuổi cũng mắc sốt xuất huyết và được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ cho biết, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định nhưng trẻ vẫn cần được chăm sóc và theo dõi thêm.

Một trường hợp khác cũng mắc các biến chứng nặng của sốt xuất huyết do ngườ nhà tự theo dõi và điều trị tại nhà. Đó là bé H.M (13 tuổi, ở Hà Nội), hiện đang nằm ở khoa Nội tổng quát – Trung tâm bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo gia đình, quanh khu vực sinh sống có nhiều gia đình mắc sốt xuất huyết. Trước đó, trong nhà có 2 em bé giúp việc cũng vừa mắc sốt xuất huyết nên gia đình cho bé H.M điều trị tại nhà.

Đến ngày thứ 6, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, chảy máu cam gia đình mới đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Dù điều trị gần 1 tuần nhưng đến nay bé vẫn mệt nhiều, dưới da xuất hiện nhiều chấm xuất huyết, ăn uống kém…

Tuyệt đối không được chủ quan, tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra.

Căn bệnh này có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm mùa mưa, bởi đây là thời gian thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và phát triển.

Sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm mùa mưa, bởi đây là thời gian thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và phát triển.

Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện đa dạng. Bệnh khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng từ giai đoạn nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn phục hồi.

Trong giai đoạn đầu, trẻ thường sốt cao đột ngột và liên tục. Các trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc, bé lớn hơn thì đau đầu, đau người, buồn nôn, chán ăn, chảy máu chân răng…

Sau đó, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm, thường rơi vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Lúc này, trẻ vẫn còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện thường nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, li bì, tụt huyết áp, xuất huyết dưới da…

Tiếp theo là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, trình trạng sức khỏe cải thiện nhiều và có biểu hiện thèm ăn…

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Chúng ta cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách kiểm soát môi trường sống xung quanh trẻ đảm bảo sạch sẽ, hạn chế môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển.

Xem thêm:

Sưng đau vùng ngực, cô gái vào viện cấp cứu thì phát hiện bị 'vi khuẩn ăn thịt người' tấn công

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/be-gai-suyt-mat-mang-do-bi-sot-xuat-huyet-nhung-gia-dinh-tu-dieu-tri-theo-doi-va-truyen-nuoc-tai-nha-32412/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY