Tâm lý hôm nay

Bé hay cắn và giành đồ chơi có phải bệnh tự kỷ ?

Tôi có một bé trai, bé được 18 tháng rồi, hiện nay bé có một số biểu hiện khiến tôi lo lắng có phải là bé đã mắc bệnh tự kỷ hay không mong Bác Sĩ tư vấn dùm.
Bé hiện được 11.5kg, ăn uống bình thường, nhưng bé có biểu.

Chào chị Bé của chị 18 tháng tuổi có những hành vi bất thường là dùng răng để phản ứng lại mọi thứ xung quanh bé khi bé cảm thấy không vừa ý hay tức giận. Trước tiên là chị đừng quá lo lắng. Đó là hành động chứng tỏ sự phát triển rất bình thường của bé.

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi cắn để thể hiện tình yêu hay cảm nhận hơi ấm của mẹ. Nghiêm trọng hơn khi đó là cách duy nhất đối với trẻ còn nhỏ dùng để phản đối lại mẹ hay người lớn. Khi lớn hơn một chút, trẻ cắn thể hiện sự phản đối rõ ràng (ví dụ khi trẻ bị la mắng, cấm làm một việc gì đó) hay ngấm ngầm (ganh tỵ với em trai hay một bạn ở nhà trẻ).

Sự phát triển ngôn ngữ và tâm lý của trẻ thường không giống nhau và phụ thuộc khá nhiều vào môi trường sống của trẻ. Nếu trẻ được người lớn trong nhà chiều theo mọi yêu cầu, có thói quen đòi gì được nấy, trẻ cũng sẽ yêu cầu bạn bè đối xử với mình như vậy.

Khi không được sẽ biểu hiện những thái độ mà trẻ cho rằng sẽ giúp trẻ đạt được ý muốn như lăn ra khóc, ăn vạ, đánh người thân, giành đồ chơi với bạn..v.v

Nếu không được uốn nắn phù hợp, các hành vi này có thể phát triển dần thành thói quen. Không những vậy, nếu thói quen này được duy trì sẽ trở thành tính cách của trẻ khi trưởng thành. Các hành vi này thường không được xem là bệnh lý.

Tuy nhiên nếu vẫn còn lo ngại, bạn cho con bạn đến tại khoa tâm lý BV Nhi Đồng 2 để kiểm tra về tâm lý. Thời gian khám bệnh là các ngày trong tuần từ 7h30 - 16h. Riêng thứ 7 làm việc buổi sáng từ 7h30 - 11h30.

Theo CN Thanh Hà - BV Nhi đồng 2
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-be-hay-can-va-gianh-do-choi-co-phai-benh-tu-ky-2302.html)
Từ khóa: bệnh tự kỷ

Chủ đề liên quan:

bệnh tự kỷ đồ chơi

Tin cùng nội dung

  • Mấy năm gần đây, bệnh tự kỷ đã trở thành mối quan tâm, lo ngại chung của toàn xã hội và đây không còn là chứng bệnh lạ hiếm gặp nữa.
  • Loạt ảnh được nhiếp ảnh gia người Mỹ Debbie Rasiel thực hiện cho người xem cái nhìn cận cảnh về gương mặt, số phận của những trẻ em không may mắc bệnh tự kỷ trên thế giới.
  • Con yêu. Ngày mẹ biết mình mang thai là ngày mẹ hạnh phúc nhất. Ước mong khi con chào đời, cả nhà ta sẽ sống bên nhau thật vui vẻ, đầm ấm.
  • Các nhà khoa học mới đây tiết lộ nếu em bé rời mắt khỏi khuôn mặt của một người khi đang nói chuyện sẽ có nhiều khả năng tự kỷ.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời. Do đó, phụ huynh cần nhận biết sớm để can thiệp cho trẻ sớm hòa nhập cộng đồng.
  • Nếu các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích rõ rệt của loại Thuốc này thì nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.
  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Cho trẻ chơi bất kỳ thứ gì, mua cho trẻ con cả thùng đồ chơi, mua bất kỳ món đồ chơi nào trẻ đòi, mua vì thấy “bắt mắt”... là tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Và khi trẻ tự “mày mò” trong mớ hỗn độn đồ chơi ấy, những T*i n*n đáng sợ đã xảy ra...
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY