Thói quen bẻ khớp ngón tay gặp ở hầu hết mọi người. Bởi vì khi căng thẳng mệt mỏi, bẻ các khớp ngón tay ta có cảm giác thư giãn, ngón tay như được massage sau khi đánh máy quá nhiều hoặc viết liên tục. Tuy nhiên, việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Tại sao như vậy? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sự sảng khoái khi bẻ khớp ngón tay
Thói quen bẻ khớp ngón tay có những điểm tích cực như động tác này sẽ làm tăng tính linh động của các khớp ngón tay. Bởi nó tác động trực tiếp vào một bó gân khớp chứa những dây thần kinh liên quan đến cảm giác chuyển động, Khi bẻ khớp, gân này được kích thích làm giảm cơ bắp xung quanh, mang đến cho bạn cảm giác được thả lỏng và dễ chịu, tiếp thêm sinh lực làm việc. Các khớp có xu hướng trơn hơn trong một khoảng thời gian ngắn sau khi bạn bẻ khớp.
Bẻ khớp ngón tay tạo cảm giác vô cùng sảng khoái |
Hơn nữa, bẻ khớp ngón tay cũng được xem là một hoạt động giảm stress, bạn ngừng tay và đầu óc không làm việc trong thời gian ngắn, cho đầu óc và tay chân được nghỉ ngơi. Dù có những mặt tốt như vậy nhưng tác hại chúng gây ra cũng khó mà lường được.
Những tác hại thói quen bẻ khớp ngón tay
Thói quen bẻ khớp tay có hại như thế nào? Để hiểu được điều đó trước tiên chúng ta cần biết: Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững chắc khớp. Khớp giữ vững được do cấu tạo các gân cơ quanh khớp.
Vậy nên khi bẻ khớp ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng căng cơ, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.
Nếu bẻ khớp ngón tay trong một thời gian dài, sự cọ sát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa và viêm mặt sụn khớp. Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp và kéo theo các tế bào sụn sẽ bị vi chấn thương. Và các vi chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dần sẽ hao hụt chất sụn.
Bẻ khớp ngón tay thường xuyên tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp |
Thói quen đó như một phản xạ tiêu cực để chống lại nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sinh xương ở những vị trí mất sụn từ đó hình thành nên gai xương. Những gai này mọc ra sẽ gây hiện tượng sưng và đau ngón tay, khi càng có tuổi càng đau nhiều hơn.
Tiết lộ cách thay đổi thói quen bẻ khớp tay gây nguy hại đến sức khỏe
Thay vì thói quen bẻ khớp tay để được thư giãn, giảm stress, để giảm căng thẳng bằng các động tác massage giúp cơ thể được thoải mái.
Khởi đầu bằng các động tác nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng khỏi các khớp và cơ bắp ở cánh tay. Dùng một bàn tay nắm lấy bàn tay còn lại. Nâng cánh tay lên, rồi lại hạ xuống vài lần. Khi nâng tay lên rồi, hãy kéo nó để làm giảm khớp vai. Hạ cánh tay xuống và dùng cả hai bàn tay nắm lấy cổ tay. Ngả người ra sau và kéo, nhằm tạo sự giãn nhẹ ở cánh tay. Buông cánh tay trở về tư thế thư giãn.
Sau đó, massage xoa cổ tay làm tăng sự linh hoạt của cổ tay đã bị cứng nhắc vì những cử động lặp đi lặp lại. Dùng tay phải nắm lấy tay trái và ngược lại, ở ngay vị trí trên cổ tay, giữ lấy bàn tay. Kéo giãn và xoay cổ tay bằng cách nhẹ nhàng bẻ gập bàn tay ra sau và ra trước. Kết thúc bằng động tác quay nhẹ nhàng bàn tay từ trái qua phải xung quang khớp.
Tiếp đến xoa bóp bàn tay trước và sau khi massage cánh tay nhằm tăng thêm hiệu quả làm mềm mại và thư giãn cho tay. Xoa bóp bàn tay rất đơn giản nhanh chóng và dễ thực hiện tại bất kỳ đâu và tự mình thực hiện. Rồi tiếp tục xoa dịu sự căng cứng để tạo nên sự mềm dẻo cho bàn tay, giảm nhẹ sự căng tay bằng cách dùng các ngón cái luôn phiên nhau day những hình tròn trên lòng bàn tay, từ từ di chuyển tới xoa bóp vùng da mềm mại xung quanh cổ tay.
Bạn thấy đấy, dù chỉ là thói quen bẻ khớp ngón tay rất nhỏ thôi nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Với những thông tin chia sẻ trên đây hi vọng bạn sẽ có được cho mình một kinh nghiệm nữa để chăm sóc đôi tay và sức khỏe của mình tốt hơn.
Lan Anh
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: