Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai hôm nay

Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai

Bé nào trong bụng cũng muốn mẹ biết 8 dấu hiệu này nghĩa là con đang không ổn

Đau thắt bụng, chảy máu *m đ*o hay ngực tiết quá nhiều sữa... là những dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu luôn có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, một số thay đổi có thể chính là dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm, mẹ bầu cần lưu ý để xử lý kịp thời.

1. Ngực tiết sữa kèm theo đau bụng

Trong giai đoạn đầu hoặc những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thấy một chút sữa tiết ra từ núm ti. Đây là hiện tượng bình thường của thai kỳ.

Tuy nhiên nếu hiện tượng tiết sữa này có kèm theo đau bụng hay chảy máu *m đ*o thì mẹ bầu phải thận trọng, đặc biệt là những mẹ đã có tiền sử sảy thai. Đây có thể là dấu hiệu mẹ bị prolactin cao. Tình trạng rối loạn nội tiết tố này có thể tác động đến chức năng của nhau thai, ngăn cản sự phát triển của thai nhi.

2. Thai nhi chuyển động bất thường

Hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của con khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Ví dụ, ở điều kiện bình thường thì bé sẽ chuyển động ít và nhẹ nhàng; nhưng nếu ở một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn (ví dụ khi mẹ đói, uống nước lạnh, nằm nghiêng).

be nao trong bung cung muon me biet 8 dau hieu nay nghia la con dang khong on - 1

Dây nhau quấn cổ hoặc quanh người có thể là lý do bé không thể chuyển động nữa. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn.

3. Đau thắt vùng bụng dưới

Trong những tháng đầu thai kỳ, tình trạng đau lâm râm bụng dưới cho thai nhi đang làm tổ trong tử cung và không đáng lo ngại. Nhưng nếu thai phụ bất ngờ bị đau thắt vùng bụng dưới đi kèm với dấu hiệu ra máu, đau lưng nặng có thể là dấu hiệu em bé trong bụng mẹ đang vô cùng nguy hiểm. Nếu những cơn co thắt mạnh thì có thể là tử cung đang đẩy em bé ra ngoài.

4. Ngứa da dữ dội

Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai ch*t lưu, mẹ xuất huyết sau sinh…

be nao trong bung cung muon me biet 8 dau hieu nay nghia la con dang khong on - 2

Ngứa da dữ dội khi mang thai có thể là dấu hiệu của chứng ứ mật thai kỳ. (Ảnh minh họa)

5. Chảy máu *m đ*o

Chảy máu trong thai kỳ ở bất cứ giai đoạn nào đều rất đáng lo ngại và có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Nếu như chỉ là một vài đốm máu nhẹ thì không quá lo lắng nhưng nếu là những cục máu đông, ra nhiều máu là dấu hiệu động thai, hoặc nghiêm trọng hơn là mẹ có thể sắp mất con.

be nao trong bung cung muon me biet 8 dau hieu nay nghia la con dang khong on - 3

Chảy máu *m đ*o có thể là dấu hiệu bé đang "kêu cứu" mẹ. (Ảnh minh họa)

6. Dịch *m đ*o tiết ra nhiều và có màu, mùi bất thường

Tiết dịch *m đ*o tăng lên khá phổ biến trong thai kỳ nhưng nếu nó tăng lên đột ngột ở mức quá nhiều thì cần phải đến bác sĩ khám ngay. Trong nhiều trường hợp đây chính là chất dịch màng ối để giữ an toàn cho bé trong bụng mẹ. Xả nhiều tiết dịch có thể cho thấy nước ối đã bị vỡ và bào thai có thể đang gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu dịch *m đ*o đột nhiên có màu hay mùi bất thường thì mẹ bầu cũng nên lưu ý và đi khám ngay.

>> XEM TIẾP: "Vì chủ quan, tôi đã mất con ở tuần thứ 39 thai kỳ"

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.

Theo Minh An (Dịch từ Mamatify) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/be-nao-trong-bung-cung-muon-me-biet-8-dau-hieu-nay-nghia-la-con-dang-khong-on-c85a326751.html)

Tin cùng nội dung

  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY