Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc kiêm trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cho biết bác sĩ gặp nhiều trường như trên. Theo đó, bác sĩ Lạc kể, chị Nguyễn Thi Dung ở Thanh Trì, Hà Nội có cậu con trai 4 tháng tuổi, cháu rất nhiều dãi, và lưỡi hay đẩy ra ngoài, cháu rất hay quấy khóc, gắt gỏng. Thấy con hay quấy khóc, lưỡi hay đầy ra ngoài gia đình cũng lo lắng, hơn nữa cháu cũng không sốt nên gia đình cũng chần chừ chưa đưa con đi khám bệnh. Chỉ đến khi cháu khóc cả ngày lẫn đêm gia đình mới đến gặp bác sĩ. Bác sĩ Lạc cho biết, khi thăm khám cho cháu bé, bác sĩ phát hiện cháu bị nấm rất nhiều. Miệng của cháu có nhiều vết đốm, mảng bám có màu trắng đục hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng. Lúc này chị Dung mới tá hỏa vì nghĩ bệnh của con là do cơ địa, “khi thấy cháu bị vậy, nhiều người hàng xóm lại bảo lưỡi cháu dài nên thè ra như thế, theo kinh nghiệm dân gian thì sẽ nhanh biết nói nên tôi cũng chần chừ không đưa đi khám”, chị Dung nói.
Bác sĩ Lạc cũng chia sẻ, trong thực tế khám chữa bệnh bác sĩ thường xuyên gặp các bệnh nhi bị nấm miệng khiến bé quấy khóc, bỏ bú.
Bác sĩ lạc cho biết một số trường hợp khi trẻ đẻ ra bố mẹ hay nhỏ chanh hoặc nguyên chất vào miệng trẻ với hy vọng trẻ sẽ sạch hết rớt dãi trong miệng và sau này sẽ không bị tưa lưỡi. đó là quan niệm không đúng vì trong chanh có nhiều axitlactic còn nếu bào chế không tốt có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, chuyển dạng thành vi khuẩn sống gây nguy hiểm cho trẻ.
“ Nếu không điều trị kịp thời thì nấm có thể lan vào trong hệ tiêu hoá gây nấm thực quản, nấm dạ dày, nấm ruột, nấm hô hấp.... Đặc biệt là có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết do nấm. Khi đó điều trị cho trẻ rất khó khăn và tốn kém”. Bs. Lạc khuyến cáo.
Bác sĩ Hồng Lạc cho biết nguyên nhân chính nấm miệng là do nấm Candida gây ra, nấm này có thể xuất hiện cả ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, sức đè kháng kém. Một số trường hợp mẹ bị nấm *m đ*o nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời.
Ngoài ra, nấm cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa, núm vú của bà mẹ có thể bị nhiễm nấm từ miệng trẻ và sau đó lại tiếp tục nhiễm lại cho trẻ khi trẻ bú mẹ. Khi trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng và lên men tạo điều kiện cho nấm candida phát triển gây nên tình trạng tưa lưỡi – bác sĩ Hồng Lạc cho biết.
Dấu hiệu của bệnh nấm miệng bố mẹ có thể để ý ở vùng miệng của trẻ xuất hiện những chấm trắng nhỏ sau đó phát triển rộng, giống màu trắng ngọc trai, mịn trên mặt lưỡi, hoặc xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng.
Theo theo bác sĩ Hồng Lạc, trường hợp trẻ có dấu hiệu nấm miệng ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày cho bé. Hoặc có thể dùng
Để phòng nấm miệng, bác sĩ Hồng Lạc cho biết cần vệ sinh răng miệng của trẻ một cách sạch sẽ. Khi trẻ bú mẹ, ăn xong cần cho trẻ thêm chút nước làm sạch cặn sữa, thức ăn bám trên bề mặt lưỡi tránh tạo môi trường cho nấm xâm nhập và phát triển. Riêng với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối S*nh l* để lau lưỡi cho trẻ cần phải làm nhẹ nhàng tránh xây sát niêm mạc. Còn với trẻ lớn hơn một chút thì lúc đầu mẹ có thể vệ sinh miệng giúp trẻ, nhưng sau đó mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh, đánh răng và súc miệng bằng các dung dịch súc miệng thường xuyên.