Kinh tế xã hội hôm nay

Bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố ga bị nhiễm trùng máu nặng

Bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới hố ga ở Sơn Tây, Hà Nội đang nhiễm trùng nặng và tiên lượng nặng hơn trong những ngày tới, thông tin từ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Xanh Pôn.

Sau 4 ngày điều trị và làm các xét nghiệm, các bác sĩ xác định bé sơ sinh bị bỏ rơi được chẩn đoán nhiễm trùng máu nặng. kết quả xét nghiệm cấy máu cho thấy bé dương tính với trực khuẩn gram âm. các bác sĩ đang nỗ lực điều trị cho cháu bé.

Bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố ga bị nhiễm trùng máu nặng - Ảnh 1.

Bé sơ sinh đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Bác sĩ Thái Bằng Giang - Trưởng khoa Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết bé hiện đã được thở máy, nhưng có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn và mắc một vài bệnh lý khác như suy gan, thận và đa tạng. Hiện tại, các dấu hiệu sinh tồn của bé vẫn đang được kiểm soát tốt.

Liên quan đến mắt và tai của bé, sau khi hội chẩn liên khoa và làm xét nghiệm mắt và tai, các bác sĩ kết luận chỉ nhiễm trùng bên ngoài.

Đại diện bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong trường hợp cần thiết sẽ hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bé.

Về chi phí điều trị, bệnh viện cho biết bảo hiểm y tế chi trả 100%, những chi phí ngoài bảo hiểm bệnh viện hỗ trợ hoàn toàn.

Theo VTV News

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/be-so-sinh-bi-bo-roi-duoi-ho-ga-bi-nhiem-trung-mau-nang-20200612200908362.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều loại nước đóng chai được phát hiện chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó có loại khuẩn Preudomons gây nhiễm trùng máu.
  • Những biểu hiện sớm của cả viêm màng não và nhiễm trùng máu đều rất khó nhận ra vì thế nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ có bị lây không.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY