Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bé trai 4 tuổi bị rắn cắn khi đi thả diều, bác sĩ chỉ 8 cách sơ cứu hiệu quả

Đang thả diều trên đồng, bé trai 4 tuổi bị rắn lục tre xanh cắn. Gia đình tá hỏa đưa bé nhập viện cấp cứu.

Đang thả diều trên đồng, bé trai 4 tuổi bị rắn lục tre xanh cắn. Gia đình tá hỏa đưa bé nhập viện cấp cứu. 

VnExpress đưa tin, bé Q.V (4 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đang thả diều trên đồng, vô tình trượt chân ngã vào bụi cỏ thì bị rắn cắn ở bàn chân trái. Nghe bé hét lên bị rắn cắn, gia đình nghĩ bé giẫm phải cây gậy nhọn.

Đến lúc nhìn thấy con rắn lục tre xanh lẫn vào lá và cành cây, gia đình lập tức đưa bé cấp cứu tại bệnh viện địa phương.

Sau đó, bé được chuyển lên bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) để tiếp tục kiểm tra.

Tại đây, bé v. được truyền huyết thanh kháng độc tố rắn lục tre, chức năng gan thận và rối loạn đông máu cải thiện tốt.

Rất may, loại rắn cắn được người nhà phát hiện là rắn lục tre, không phải rắn lục đuôi đỏ siêu độc.

Để phòng rắn cắn, người dân cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo... ở sân trước nhà. Trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn nên áp dụng, nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.

Bé trai 4 tuổi bị rắn cắn khi đi thả diều, bác sĩ chỉ 8 cách sơ cứu hiệu quả - Ảnh 1

Bé V. bị rắn lục cắn vào chân trái. (Ảnh: BV)

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết trên VietnamNet, nếu phát hiện trẻ bị rắn cắn cần gọi cấp cứu ngay cả khi không nghĩ rằng rắn có nọc độc. Có 8 lưu ý xử lý rắn cắn hiệu quả:

- Rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở tay/chân bị cắn, tránh gây chèn ép khi chi sưng nề, chú ý không để nạn nhân tự đi lại, bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp.

- Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, không chích rạch tại vết thương, nặn hút máu để loại trừ bớt nọc độc… Nạn nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.

- Không nên buộc ga-ro quá chặt mà chỉ băng ép.

- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu họ còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên được dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.

Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định Thu*c kháng nọc rắn phù hợp.

- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Sau 24-48 giờ gặp nạn, việc điều trị rất khó khăn hoặc không hiệu quả.

- Nếu nạn nhân bị liệt do nọc độc rắn cần khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo…

- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.

Việt Hương (T/h)

Link nguồn:https://www.nguoiduatin.vn/dspl/be-trai-4-tuoi-bi-ran-can-khi-di-tha-dieu-bac-si-chi-8-cach-so-cuu-hieu-qua-a359994.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/be-trai-4-tuoi-bi-ran-can-khi-di-tha-dieu-bac-si-chi-8-cach-so-cuu-hieu-qua-a359994.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY