Sức khỏe hôm nay

Bé tự kỉ thường gặp phải những dấu hiệu sau, cha mẹ đừng nên chủ quan

Tự kỷ ở trẻ em (hay còn gọi là phổ tự kỷ) vốn không phải là chuyện hiếm gặp, tuy nhiên, sẽ rất khó nhận biết dấu hiệu của nó vì đôi khi cha mẹ sẽ xem đó như là một phần tính cách của các con. Điều đó vô cùng nguy hiểm, hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới tương lai và cuộc sống sau nay của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên tham khảo bài viết này nhằm hiểu rõ hơn và có thể nhận diện những dấu hiệu của bệnh tự kỷ để có thể hỗ trợ trẻ kịp thời ngay khi cần.

1. Nguyên nhân cho bệnh Tự kỷ ở trẻ em

Mặc dù đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào có thể chứng minh và chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em, tuy nhiên vẫn có một số nhận định cho rằng, các con mắc gặp chứng bệnh này là do:

- Di truyền: sự phát triển thiếu hài hòa do các gen gây ra là nguyên nhân làm tổn thương đến não bộ
- Trong quá trình mang thai, người mẹ có tiếp xúc đến các chất độc hại như thuốc lá, ma túy, rượu bia,..hoặc có dấu hiệu trầm cảm cũng là tác nhân gây ra bệnh tự kỷ cho con
- Các con không được cha mẹ quan tâm, dạy dỗ, yêu thương hay gia đình luôn xảy ra cãi vã, bên cạnh đó là các yếu tố môi trường bên ngoài như ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại,...

2. Dấu hiệu cho bệnh Tự kỷ ở trẻ em là gì?

Rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ có thể khiến trẻ khó hiểu những gì người khác đang nói, cũng như khó thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình thông qua lời nói. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường có vốn từ vựng ít, khó tìm ra các từ để tạo thành câu rõ ràng khi nói, chậm nói so với độ tuổi, khó truyền đạt bằng lời những gì trẻ muốn, không hiểu những gì mọi người nói, không trả lời khi được gọi tên, không trỏ đến mọi thứ, sử dụng ngôn ngữ một cách khác thường.

Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi,... Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to, .. .Chậm nói là dấu hiệu nhận biết dễ nhất cho việc trẻ bị tự kỷ, cha mẹ nên đưa con tới gặp các chuyên gia để được chuẩn đoán kịp thời.

Rối loạn ngôn ngữ là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ (Nguồn: Internet)

2. Thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội

Thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội cũng là một dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em. Đối với dấu hiệu này, các con sẽ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn, chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không khoe, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác, bên cạnh đó thì sẽ rất khó để hiểu và thể hiện mong muốn của mình cũng như không thể diễn giải và hiểu nhu cầu của người khác. Các con thường chú ý vào đồ vật nhiều hơn là mọi người xung quanh.

Điều này làm giảm khả năng tương tác, chia sẻ sở thích và hoạt động của các con với mọi người. Vì lý do đó các con trở nên xa cách, cách biệt mình với xã hội, mọi người xung quanh.

Thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội sẽ làm trẻ cách biệt với mọi người xung quanh (Nguồn: Internet)

3. Rối loạn hành vi và có ý thích thu hẹp

Ở dấu hiệu này, các con sẽ có xu hướng định hình hành vi của mình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên, ... Những thói quen rập khuôn thường gặp là: đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo, luôn làm một việc theo một trình tự.

Ngoài ra, các con sẽ rất ghét sự thay đổi, dễ giận dữ hay hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi, mẹ thay đổi kiểu tóc. Đối với những kích thích từ bên ngoài, có khi các con sẽ đáp ứng quá mức, hoặc kém đáp ứng. Các còn hoàn toàn có thể lờ đi những lời của cha mẹ, nhưng lại cảm thấy thú vị với âm thanh nhỏ mà trẻ tự tạo ra như gãi, gõ vào đồ vật bên tai. Không sợ hãi khi gặp nguy hiểm, tự gây thương tích cho mình, đánh vào đầu, cào cấu, nhổ tóc. Những trẻ bị tự kỷ có thể có những vận động bất thường như chậm đi do giảm trương lực cơ. Cử động bất thường: nhăn nhó mặt, xua tay, lắc lư, đập đầu…

Trẻ rất dễ giận dữ, nhưng cũng có thể không phản ứng gì với những thay đổi xung quanh (Nguồn: Internet)

4. Có vấn đề với các giác quan

Trẻ tự kỷ sẽ có nhiều biểu hiện, phản ứng quá mức với các hoạt động có khả năng kích thích giác quan. Sẽ có nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, ăn không nhai và kén ăn. Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng.

Ngăn ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ

1. Hãy bảo đảm thai sản an toàn cùng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ khi mang thai. Luôn khuyến khích, động viên tinh thần để cảm xúc của người mẹ không ảnh hưởng đến con đang trong bụng.

2. Nên hạn chế các yếu tố bất lợi và tính độc hại đến từ môi trường sống xung quanh con.

3. Quan tâm con, trò chuyện nhiều với con. Nên chơi các trò chơi, hoạt động có khả năng kích thích khả năng giao tiếp, suy nghĩ, vận động để con được phát triển tự nhiên,

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cơ bản cho người đọc hiểu thêm về chứng bệnh tự kỷ ở trẻ, hoàn toàn không thể chữa khỏi bệnh. Các cha mẹ nếu thấy con mình có những dấu hiệu trên nên dẫn tới các chuyên gia để được tư vấn kĩ càng hơn, mong đây sẽ là bài viết bổ ích, cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất mà bạn đang quan tâm.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/be-tu-ki-thuong-gap-phai-nhung-dau-hieu-sau-cha-me-dung-nen-chu-quan-32175/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY