Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Coryne - bacterium diphtheriae) gây nên. Bệnh xảy ra chủ yếu tại đường hô hấp, nhưng cũng có thể gây tổn thương ở da hoặc niêm mạc ở các nơi khác. Đường lây chủ yếu là qua dịch tiết đường hô hấp. Biểu hiện viêm cơ tim và bệnh lý thần kinh là do ngoại độc tố vi khuẩn tiết ra, gây ức chế yếu tố tạo thoi trong quá trình tổng hợp proteịn.
Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi. Bạch hầu thanh quản có thể dẫn đến tắc phế quản và đường hô hấp trên. Bạch hầu họng là thể hay gặp nhất, có màng giả dai, màu xám phủ lên thành họng và tuyến hạnh nhân - khẩu cái. Độc tố vi khuẩn gây sốt, đau họng nhẹ, mệt lử và kiệt quệ.
Viêm cơ tim và viêm dây thần kinh là biến chứng phổ biến và nặng nhất của bệnh. Có thể gặp loạn nhịp tim, tắc nghẽn dẫn truyền và suy tim. Tổn thương thần kinh sọ là gặp sớm nhất, gây nhìn đôi, nói nhịu giọng và khó nuốt.
Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng, nhưng nuôi cấy dịch ngoáy họng có vi khuẩn bạch hầu là cho phép khẳng định chẩn đoán.
Có thể phải phân biệt với viêm họng liên cầu, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, nhiễm adenovirus, viêm họng Vicent và viêm họng do virus herpes, bệnh nấm candida.
Việc chẩn đoán sơ bộ hoàn toàn dựa vào lâm sàng mà không thể đợi kết quả xét nghiệm được vì cần xử trí cấp cứu ngay.
Phòng bệnh chủ động bằng tiêm phòng vaccin tam liên DTP và nhắc lại đầy đủ. Lịch tiêm phòng ở người lớn, giống như trong phòng bệnh uốn ván, và chỉ nên dùng loại ‘“giảm độc tố cho người lớn” (Td) để hạn chế phản ứng dị ứng.
Người nghi bị nhiễm bạch hầu do tiếp xúc với bệnh nhân, mà chưa được tiêm chủng đầy đủ cần phải được tiêm nhắc lại và phải được điều trị bằng penicillin.
Kháng độc tố từ ngựa cần được dùng cho bất cứ bệnh nhân nào bị nghi là bạch hầu. Nếu bạch hầu họng hoặc thanh quản nhưng thể nhẹ thì dùng liều 20.000 - 40.000 đơn vị, thể vừa cần 40.000 - 60.000 đơn vị và thể nặng hoặc muộn (sau 3 ngày) cần 80.000 - 100.000 đơn vị.
Kháng sinh là Thu*c bổ trợ cần thiết cho kháng độc tố. Cả penicillin và erythromycin đều có tác dụng. Liều erythromycin là 500mg uống, ngày 4 lần trong 7 - 10 ngày. Trong trường hợp có nhiều giả mạc ở trong hoặc ở thanh quản thì có thể phải lây bớt giả mạc bằng dụng cụ soi đặt nội khí quản để thở máy có hiệu quả.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bạch hầu bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chẩn đoán chống dịch dịch covid điều trị dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới