Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ – những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng ở trẻ thường tồn tại trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, trong một số trường hợp vẫn không mất đi khi đã đến tuổi trưởng thành

chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. chàm dị ứng rất phổ biến và có thể điều trị nếu trẻ được thăm khám và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. chàm dị ứng ở trẻ thường tồn tại trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, trong một số trường hợp vẫn không mất đi khi đã đến tuổi trưởng thành. 

Bệnh chàm dị ứng là gì?

Bệnh chàm dị ứng là tình trạng da khô, ngứa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong suốt thời gian mắc bệnh. chàm da dị ứng có xu hướng phát triển các tình trạng như hen suyễn và sốt, da khô đỏ nứt nẻ, thậm chí là chảy dịch, chảy máu.

Nguyên nhân gây ra chàm dị ứng

Chưa có nghiên cứu chính thức về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm dị ứng ở trẻ. nhưng rất có thể chàm dị ứng xuất hiện do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. cần nhớ là bệnh chàm không truyền nhiễm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm nếu các thành viên khác trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh chàm, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn. theo đó, khi bị chàm dị ứng, trẻ có thể sẽ mắc thêm bệnh sốt cỏ khô hoặc hen suyễn.

Đôi khi bệnh chàm dị ứng xảy ra do sự kích ứng da do hóa chất, chẳng hạn như xà phòng tắm, chất tẩy rửa quần áo, môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết, dị ứng thức ăn,…

Một yếu tố nữa được tin rằng có thể là nguyên nhân gây ra chàm dị ứng nằm ở làn da của trẻ. bị chàm dị ứng có nghĩa là hàng rào bảo vệ da của trẻ không hoạt động tốt như bình thường, khiến da của trẻ trở nên khô sạm, dễ bị nhiễm trùng và dễ bị các chất gây dị ứng xâm nhập. điều này sẽ gián tiếp khiến tình trạng chàm dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Điều gì khiến chàm dị ứng thêm tồi tệ?

Ở mỗi bé, nguyên nhân bị chàm dị ứng có thể sẽ khác nhau nhưng những tác nhân khiến chàm trở nên trầm trọng có thể là:

    Da khô: nó sẽ làm trẻ cảm thấy ngứa rát hơn. Độ ẩm thấp, không khí khô hanh là nguyên nhân khiến làn da bị khô
  • Chất kích thích: chất liệu quần áo dễ kích ứng, nước hoa, xà phòng, khói Thu*c lá, bụi bẩn,… đều là tác nhân kích hoạt triệu chứng chàm dị ứng ở trẻ thêm trầm trọng.
  • Nhiệt và mồ hôi: cả hai có thể khiến cảm giác ngứa ngáy, đau đớn của chàm trở nên tồi tệ hơn.

Tiến triển của chàm dị ứng ở trẻ

Hình dạng, vị trí và tình trạng chàm dị ứng thường thay đổi khi trẻ sơ sinh lớn lên. nổi bật nhất là ở vùng má, trán và da đầu trong vài tháng đầu đời. trẻ sẽ thường khóc quấy và làn da ửng đỏ hơn so với trẻ thông thường.

Chàm dị ứng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể. khi trẻ bắt đầu bước vào thời gian bò (6-12 tháng) thì chàm dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến khuỷu tay lẫn đầu gối. đây là các vùng da thường xuyên phải cọ xát trên mặt đất trong quá trình trẻ học bò, dễ gây ra trầy xước và nhiễm trùng da.

Sau khoảng 2 tuổi, vết chàm dị ứng có thể trở nên khô hơn, to hơn và dày hơn. nó cũng có thể xuất hiện xung quanh miệng và mí mắt, phía sau đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, bàn tay.

Một số triệu chứng để nhận biết chàm dị ứng có thể kể đến như:

    Da dày, sần và thô ráp

Cần cho trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các biểu hiện trên hoặc cho trẻ làm kiểm tra khi gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm da dị ứng, hen suyễn.

Cách chữa bệnh chàm dị ứng

Điều trị bệnh chàm dị ứng có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện theo thời gian. tuy nhiên rất khó để có thể chắc chắn rằng chàm dị ứng sẽ không quay trở lại, tái phát.

Thu*c chữa chàm dị ứng

Việc điều trị chàm dị ứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. nếu trẻ bị chàm dị ứng mức độ nhẹ, các mẹ có thể được khuyên dùng sử dụng kem làm mềm, Thu*c mỡ hoặc điều trị liệu trình kem steroid trong thời gian ngắn để giúp trẻ.

Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm có sẵn sẽ hỗ trợ giảm bớt cảm giác khô rát, đỏ ửng trên làn da. Các loại kem này sẽ phải sử dụng cho trẻ một thời gian dài và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa da bị khô quá nhiều.

Ngoài ra, trẻ bị chàm dị ứng sẽ được kiến nghị điều trị bằng kem steroid (corticosteroid tại chỗ) 2 lần/ngày. tuy nhiên để ngăn ngừa tác dụng phụ là làm mỏng da nếu sử dụng trong thời gian dài, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể đề nghị cho trẻ sử dụng các loại Thu*c như:

    Thu*c kháng histamine

Chàm dị ứng kiêng gì?

Nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và rút ngắn thời gian điều trị chàm dị ứng ở trẻ, các mẹ đừng quên phải có cho mình các kiến thức chăm sóc trẻ phù hợp.

Bằng cách lưu ý đến những vấn đề sau, chàm dị ứng có thể được cải thiện tối đa

    Nuôi con bằng sữa mẹ: cho trẻ uống sữa mẹ ít nhất trong 4 tháng đầu đời (Tốt nhất là 6 tháng) sẽ làm tăng hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh chàm dị ứng và các bệnh lý khác.
  • Ghi chú: sử dụng sổ để ghi chép lượng thức ăn và loại thực phẩm trẻ bổ sung hằng ngày là cách tốt nhất để quản lý tình trạng dị ứng. Một số nguyên nhân gây ra chàm dị ứng có liên quan đến việc dị ứng thực phẩm: sữa bò, đậu, hải sản,…
  • Khẩu phần ăn: thảo luận với bác sĩ về kế hoạch chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp cho trẻ.
  • Chất liệu: quần áo, chăn gối của trẻ cần được sử dụng loại chất liệu từ cotton thoáng mát, tránh sợi len hoặc sợi tổng hợp.
  • Vệ sinh: quan tâm đến môi trường sinh hoạt và điều kiện vệ sinh của trẻ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi để ngăn ngừa chàm dị ứng.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm và kem dưỡng ẩm có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giúp làn da của trẻ được chăm sóc và cung cấp độ ẩm tự nhiên.
    Hạn chế hóa phẩm tạo mùi làm sạch: các loại xà phòng, bột giặt chứa nhiều thành phần tạo màu, tạo mùi đều làm tăng khả năng mắc bệnh chàm dị ứng ở trẻ. Bạn có thể thay bằng các sản phẩm có nguồn gốc lành tính, tự nhiên.
  • Cắt ngắn móng tay: giữ cho móng tay, bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, trầy xước.
  • Liên hệ với bác sĩ: đến gặp bác sĩ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của chàm dị ứng và tuân theo hướng dẫn trong quá trình điều trị.

Để giúp chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi chàm dị ứng, các mẹ có thể tham khảo thông tin trên đây và trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia y tế.

ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-cham-di-ung-o-tre)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Việc cấp cứu ngay từ giây phút đầu tiên gặp nạn rất quan trọng vì có thể cứu được sinh mạng, tuy nhiên không phải ai cũng biết về điều này.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY