Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh đái tháo đường gây biến chứngtim mạch

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.

bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. trong chương trình truyền hình trực tuyến, ts.bs lý ðại lương, giảng viên khoa y, ðại học quốc gia tp hồ chí minh hướng dẫn người bệnh đái tháo đường thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để dự phòng biến chứng tim mạch, giữ gìn trái tim khỏe mạnh, tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.

xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết định kỳ giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa biến chứng. ảnh minh họa

Theo nhiều nghiên cứu, người mắc bệnh đái tháo đường không quản lý tốt bệnh sẽ giảm tuổi thọ. một nghiên cứu năm 2020 ở châu âu cho thấy, người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, có chỉ số hba1c >7,5% trong một năm sẽ đánh mất 100 ngày tuổi thọ so với người không mắc bệnh. ðái tháo đường là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng đường máu tăng cao, với các triệu chứng kinh điển thường mô tả về bệnh gồm tiểu nhiều, khát nước và sụt cân. tuy nhiên, số ít có triệu chứng rầm rộ, còn đa phần đều diễn tiến bệnh âm thầm, chỉ phát hiện mắc bệnh khi xét nghiệm máu. ðường huyết tăng cao lâu ngày dẫn đến biến chứng nhiều cơ quan, phổ biến và nguy hiểm nhất là biến chứng tim mạch. người mắc đái tháo đường có nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ gấp 2-3 lần so với người không mắc bệnh. do bệnh đái tháo đường đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch, lâu dần hình thành nên cục huyết khối làm tắc động mạch cấp tính, gây cơn đau thắt ngực không ổn định, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đe dọa nghiêm trọng tính mạng bệnh nhân.

Theo ts.bs lý ðại lương, người bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi mắc bệnh tim mạch thường không có triệu chứng điển hình, thỉnh thoảng chỉ có cảm giác hụt hơi, khó thở, mệt mỏi. người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch khi vòng eo bằng hay lớn hơn 80cm đối với phụ nữ, bằng và hơn 90cm đối với đàn ông; rối loạn lipid máu; chỉ số hba1c thường xuyên cao, huyết áp cao, hút thu*c lá ít vận động, tuổi cao, tiền sử gia đình có người thân mất vì nhồi máu cơ tim. ngoài ra, còn do tình trạng ngồi quá nhiều, ít vận động. người ngồi ít hơn 2 giờ trước màn hình ít nguy cơ mắc bệnh tim hơn 125% so với người ngồi hơn 4 giờ trước màn hình. bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân khác, gồm lo lắng khi dịch bệnh bùng phát, căng thẳng tinh thần trong công việc, các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng từng ngày lên sức khỏe thể chất và tinh thần, khiến nhiều người mất tập trung, rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, thường xuyên mất ngủ, suy giảm thể trạng và sức đề kháng của cơ thể. tình trạng căng thẳng thúc đẩy tăng tiết hoóc-môn giúp lấy lại cân bằng, tuy nhiên, việc tiết hoóc-môn thường xuyên, lặp đi lặp lại, dẫn đến tăng đường huyết, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu.

Tình trạng mắc bệnh đái tháo đường, biến chứng tim mạch ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, theo TS.BS Lý Ðại Lương, không quá khó để người bệnh kiểm soát được bệnh đái tháo đường, vượt qua biến chứng tim mạch nguy hiểm. Ðó là thay đổi lối sống, với chế độ ăn hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên. Chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều rau, giảm đường, uống rượu bia vừa phải. Người bị béo phì, chỉ số BMI lớn hơn 25 cần giảm từ 0,5 đến 1kg/tháng. Việc tập thể dục cũng thực hiện đơn giản, tùy theo điều kiện và ý muốn của bản thân, theo các mức độ từ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Mọi người có thể đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, đi bơi, đánh bóng chuyền, cầu lông hay làm việc nhà, như giặt đồ, lau dọn nhà cửa. Quan trọng là duy trì đều đặn, trở thành thói quen trong hoạt động mỗi ngày, sẽ có hiệu quả tích cực, giúp giảm bệnh và T* vong.

Ts.bs lý ðại lương khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường để phòng ngừa biến chứng tim mạch cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, lipid máu, giảm cân và tránh béo bụng bằng cách thường xuyên vận động, thực hiện chế độ ăn hợp lý. ngoài ra, trên nền tảng mạng xã hội, người bệnh có thể tham gia chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống cho người mắc bệnh đái tháo đường của diab. học viên sẽ được các huấn luyện viên hỗ trợ hình thành thói quen mới, tích cực trong chế độ ăn uống, tập thể dục, đánh giá chỉ số cơ thể từng giai đoạn. các chuyên gia về dinh dưỡng, tâm lý, thể lực cũng đồng hành với người học, thay đổi từng chút để có lối sống khỏe mạnh hơn, nâng cao thể trạng, kéo dài tuổi thọ.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/benh-dai-thao-duong-gay-bien-chung-tim-mach--a140893.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY