Mắt hôm nay

Bệnh đau mắt đỏ

(Mangyte) - Đau mắt đỏ là bệnh do vi-rút gây ra, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.
Nắng nóng, bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Các yếu tố này tác động rất mạnh tới sức khỏe của đôi mắt. Đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch do bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước... Vì vậy, khi mắc bệnh nên hạn chế tham gia sinh hoạt công cộng, nhất là đi bơi. Những người có tiền sử bị sẹo kết mạc, sạn vôi mắt hột, mộng thịt cũng phải chú ý vì rất dễ bị đau mắt đỏ.


Phòng bệnh

- Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.

- Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.

- Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng như khăn, chậu với người đau mắt đỏ.

- Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.

* Lưu ý: khi bị đau mắt đỏ, mặc dù đã điều trị khỏi nhưng một tuần sau đó bệnh vẫn có thể lây cho người khác, mọi người cần có ý thức cách ly. Trong giai đoạn này, để phòng bệnh nên dùng nước muối S*nh l* nhỏ mắt hàng ngày.

Khi mắc bệnh

- Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.

- Sát trùng nhẹ bằng nước muối S*nh l* nhiều lần trong ngày để rửa sạch mắt. Sau đó có thể tra kháng sinh phổ rộng, 3-4 lần/ngày, ở trẻ em thường dùng Tobrex, người lớn Thu*c dùng phổ biến là Chloramphenicol.

Nếu dùng kháng sinh 3 ngày không thấy đỡ, hoặc bệnh tiến triển nặng hơn thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám. Tuyệt đối không xông lá trầu không hay xông tinh dầu vì sức nóng của nó khiến tình trạng mọng mắt thêm nặng.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

- Cần bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn, đảm bảo chứa đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt.

- Thực phẩm tốt cho mắt bao gồm cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật...

- Uống nhiều nước, khoảng 6 - 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.

- Ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 giờ/ngày, đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của bạn luôn khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.


AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-dau-mat-do-n701.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY