Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bệnh hen tim là gì?

Bệnh hen tim không giống như bệnh hen suyễn thông thường, nó là loại khò khè và ho gây ra bởi suy tim. Khò khè có thể trở thành một cấp cứu y khoa tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm.
Khi chúng ta nói về hen tim thì vấn đề thực sự nằm ở tim và bệnh lí gây suy giảm chức năng của tim. Bệnh trở nên nặng hơn dẫn đến ứ dịch làm tim không thể bơm máu hiệu quả và các đường dẫn khí trở nên hẹp. Nguyên nhân khác gây ra hen tim là do sự tăng áp lực ở tim trái.
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu và triệu chứng của hen tim

Những dấu hiệu và triệu chứng có thể thay đổi tùy từng người và thường xuất hiện sau khi tập luyện hoặc khi ngủ. Các triệu chứng thường gặp của hen tim bao gồm thở nhanh nông, khó thở (nhưng không nhất thiết phải kèm theo khò khè), đau ngực, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và phù mắt cá chân. Những triệu chứng này có thể nặng lên theo thời gian và theo tuổi, hậu quả của nó rất nghiêm trọng và bạn có thể đột ngột tỉnh giấc vào nửa đêm vì khó thở và cần ngồi thẳng dậy để có thể dễ thở hơn.

Nguyên nhân gây bệnh hen tim

Nguyên nhân thực sự của hen tim là suy tim. Hen tim có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Cơ chế của nó là do chức năng bơm máu của tim suy giảm và dịch ứ lại bên trong phổi. Hậu quả là đường dẫn khí trở nên hẹp tạo ra tiếng khò khè khi thở và những vấn đề khác có liên quan.

Bệnh van tim

Hen tim gây ra bởi những vấn đề của van tim. Khi van hai lá bị hẹp sẽ làm giảm lượng máu đến thất trái, gây ứ dịch ở tĩnh mạch phổi. Van hai lá ngăn cách giữa thất trái và nhĩ trái, nó có thể dày lên trong bệnh thấp tim. Động mạch chủ có chức năng bơm máu từ thất trái. Nếu van động mạch chủ bị hẹp thì dòng máu đến van động mạch chủ sẽ bị hạn chế và có thể chảy ngược vào tâm thất, gây hen tim.

Rối loạn chức năng cơ tim

Hen tim có thể gây ra bởi các vấn đề về cơ tim mà thường gặp nhất là rối loạn chức năng tâm thu (giai đoạn co cơ tim). Do chức năng tâm thu bị rối loạn, lượng máu tim bơm đi ít hơn nên làm tăng áp lực tĩnh mạch phổi, có thể gây ra hen tim.

Tăng áp tĩnh mạch phổi

Hen tim có thể trực tiếp gây ra do tăng áp tĩnh mạch phổi, có nghĩa là bạn có nhiều máu trong các tĩnh mạch này hơn bình thường.

Những nguyên nhân khác

Có một số vấn đề khác cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra hen tim. Hẹp đột ngột động mạch thận có thể gây ra hen tim. Khối u ở thành động mạch hầu hết là lành tính được gọi là u nhày ở tâm nhĩ và sự hình thành cục máu đông trong tim có thể gây hen tim.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán hen tim cần phân biệt các nguyên nhân khác có thể gây hen với những vấn đề ở phổi. Hen tim có thể được chẩn đoán dễ dàng qua thăm khám lâm sàng.

Để kiểm soát cơn hen tim có thể thực hiện 3 bước cơ bản:

- Kiểm soát các yếu tố như ứ dịch và ho về đêm
- Giảm tiền gánh như tư thế ngồi, thở oxy áp lực dương
- Giảm lượng máu tồn đọng trong tâm thất trái
Hen tim có thể được chẩn đoán nhờ hỗ trợ của Xquang để xác định trực tiếp sự có mặt của dịch bên trong phổi và loại trừ hen phế quản. Để khẳng định thêm chẩn đoán hen tim, bác sĩ có thể yêu cầu làm điện tâm đồ và các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, bao gồm chụp cắt lớp vi tính, siêu âm tim và đôi khi là thực hiện kiểm tra khả năng gắng sức của tim.

Điều trị

Điều trị bao gồm cải thiện khả năng bơm máu của tim bằng việc sử dụng Thu*c. Phẫu thuật có thể được tiến hành trong trường hợp có vấn đề về van tim hoặc dị tật tim.

Việc điều trị cần tập trung kiểm soát ho về đêm, tiền gánh và phù thũng. Điều trị suy tim bằng cách sử dụng Thu*c lợi tiểu để hạn chế ứ dịch ở phổi, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Mediologiest
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-hen-tim-la-gi-n391453.html)
Từ khóa: Hen timhensuy tim

Chủ đề liên quan:

bệnh hen hen tim suy tim

Tin cùng nội dung

  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY