Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Bệnh nhân mang rắn hổ chúa vào phòng cấp cứu được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc

Bệnh nhân bị rắn hổ chúa cắn, sau đó mang theo hung thủ vào phòng cấp cứu để các bác sĩ nhận diện đã được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc đặc hiệu.

Liên quan đến người đàn ông ở Tây Ninh bị rắn hổ chúa cắn, ngày 20.8, bác sĩ CK.1 Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết bệnh nhân là anh P.V.T (38 tuổi, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, H.Tân Châu, Tây Ninh).

Chiến đấu với Thần ch*t, cứu người cầm rắn hổ mang chúa vào bệnh viện

Theo đó, trưa ngày 19.8, bệnh nhân được Bệnh viện Tây Ninh chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng liệt hoàn toàn cơ tứ chi, cơ hô hấp, đồng tử giãn 4,5 mm, phản xạ ánh sáng âm tính. Bệnh nhân đang được bóp bóng giúp thở qua nội khí quản.

Ngay sau đó, các bác sĩ cấp cứu nhanh chóng đưa bệnh nhân vào khu hồi sức tích cực, cho thở máy và hội chẩn với đơn vị chống độc Khoa Bệnh nhiệt đới và chuyển bệnh nhân lên khu hồi sức tích cực Khoa Bệnh nhiệt đới để thăm khám toàn diện, đánh giá tình trạng, quan sát rắn và định danh chính xác bệnh nhân bị rắn hổ chúa cắn vùng đùi.

Bệnh nhân 'mang rắn hổ chúa vào phòng cấp cứu' được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc - ảnh 1

Nam bệnh nhân tên T. vừa thoát cửa tử

ẢNH: BVCC

“Bệnh nhân được thở máy, dùng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa đặc hiệu. Liền sau đó, bệnh nhân bắt đầu có phản xạ và nhúc nhích đầu ngón tay, chân , mi mắt cử động nhẹ. 1 giờ sau, sức cơ bệnh nhân cải thiện nhiều hơn, mở 1/2 mắt và đồng tử co lại, có phản xạ ánh sáng”, bác sĩ Sang nói.

Trong đêm 19.8, bệnh nhân được dùng tiếp 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn và sức cơ cải thiện hoàn toàn, mở mắt to. Đến sáng 20.8, bệnh nhân đã tỉnh, sức cơ tứ chi hồi phục hoàn toàn; đồng tử về bình thường, phản xạ ánh sáng tốt. Bệnh nhân đã được dừng máy thở và tự thở qua ống nội khí quản.

“Rắn hổ chúa là loài rắn to lớn và độc tính cao nên dân gian hay nói khi bị rắn hổ chúa cắn thì bước không quá 3 bước. Thường nạn nhân bị rắn hổ chúa cắn thì nọc vào tim rất nhiều và có thể Tu vong khi nọc độc làm liệt cơ tứ chi, cơ hô hấp nhanh chóng nếu bệnh nhân không được vận chuyển nhanh chóng đến các cơ sở y tế; nọc độc rắn gây tổn thương cơ tim và Tu vong.

Với bệnh nhân T. dù đã được giải quyết liệt cơ hô hấp, cơ tứ chi nhưng từ 24-48 giờ sau nọc độc rắn hổ chúa có thể tấn công vào cơ tim, gây tổn thương tim và bệnh nhân có thể Tu vong do tình trạng suy tim cấp. Do vậy bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát sao, theo dõi biến chứng tim mạch, hồi sức tích cực.

Bên cạnh đó, lượng nọc độc tại vết cắn bệnh nhân T. rất nhiều nên làm tình trạng viêm mô tế bào tiến triển, sưng phù hoại tử các cơ rất nhanh và dễ gây nhiễm trùng nên cần theo dõi…

Mùa mưa, coi chừng bị rắn độc cắn

Theo bác sĩ Sang, mỗi năm Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 1.000 ca rắn cắn, trong đó có rắn hổ chúa, đa số là bị cắn vào mùa hè. May mắn tất cả được cứu sống. Bác sĩ khuyến khuyến cáo người dân không nên bắt rắn làm thịt hay mua bán vì rất nguy hiểm nếu bị rắn cắn. Cũng không nên học bắt rắn theo cách trên mạng hướng dẫn bởi người bắt rắn họ có kỹ năng và biết tập tính của con rắn như thế nào.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu không may bị rắn cắn thì garo trên chỗ cắn, rửa sạch vết thương bằng nước sạch, nhanh chóng đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất sơ cứu và sau đó đến các cơ sở y tế có huyết thanh kháng nọc. Cần thiết mang theo con rắn hoặc hình ảnh con rắn để bác sĩ nhận diện chính xác và điều trị huyết thanh kháng nọc nhanh chóng. 

Khoảng 7 giờ 30 ngày 19.8, khi đang làm thuê trong vườn mãng cầu ở xã Suối Đá (H.Dương Minh Châu, khu vực giáp ranh núi Bà Đen, Tây Ninh), anh P.V.T phát hiện con rắn thì chụp bắt. Tuy nhiên, con rắn đã bất ngờ quay lại cắn trúng đùi phải anh T. Sau đó anh chụp được đầu con rắn, tự lấy dây buộc ga rô và thông báo gia đình đưa mình cùng con rắn đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh lúc 8 giờ ngày 19.8. Ban đầu, bệnh nhân rất tỉnh, nhưng sau gồng người, tím tái, thở gấp, phải cho thở máy và được chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, con rắn cắn anh T. được xác định là rắn hổ chúa, cân nặng 4,6 kg, dài 2,5 m.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/thoi-su/benh-nhan-mang-ran-ho-chua-vao-phong-cap-cuu-duoc-truyen-15-lo-huyet-thanh-khang-noc-1268228.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Richard Harvey thuộc Viện Nghiên cứu tim Victor Chang cho biết: ”Hệ thống cơ thể liên quan đến khả năng phát triển tế bào không còn hoạt động và từ lâu việc tái tạo các bộ phận của tim được cho là không thể”.
  • Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim (không phải lớp ngoài - ngoại tâm mạc và lớp trong - nội tâm mạc) của cơ tim bị tổn thương
  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm khuẩn, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Đau thắt ngực là một cảnh báo rất hữu hiệu, triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim.
  • Nếu như rối loạn máu mỡ giết dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.