Bạn nên biết hôm nay

Nhận biết thiếu máu cơ tim thầm lặng

Đau thắt ngực là một cảnh báo rất hữu hiệu, triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim.
Đau thắt ngực là một cảnh báo rất hữu hiệu, triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng này không có những dấu hiệu lâm sàng kinh điển. Vì thế có những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì sao thiếu máu cơ tim thường gây đau thắt ngực?

Đau thắt ngực là một biểu hiện của thiếu máu cơ tim và là hậu quả của sự mất cân bằng giữa nhu cầu ôxy của cơ tim và sự cung cấp ôxy cho cơ tim qua dòng máu được đưa đến bởi hệ thống động mạch vành. Nguyên nhân hay gặp nhất của thiếu máu cơ tim là do xơ vữa động mạch vành, co thắt động mạch vành và huyết khối trong động mạch vành. Huyết khối trong động mạch vành đặc biệt hay gặp ở các bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp như là nhồi máu cơ tim cấp và cơn đau thắt ngực không ổn định. Tăng tiêu thụ ôxy của cơ tim hay thiếu máu cơ tim do tăng nhu cầu, giảm cung cấp ôxy cho cơ tim hay hệ thống động mạch vành cung cấp máu không đủ (thiếu máu do cung cấp), hoặc kết hợp hai nguyên nhân đó có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực là một cảnh báo rất hữu hiệu, nhưng nó thường quá nhạy cảm. Những kích thích đau xuất phát từ trong cơ tim và kích thích những đầu dây thần kinh tự do ở trong hoặc gần các mạch máu nhỏ. Các xung động đi theo sợi thần kinh hướng tâm không myelin hóa qua 5 hạch giao cảm ngực trên đến các tế bào của sừng lưng và qua hệ thống đồi não - cột sống của đồi não và sau đó đến vùng vỏ não.

thiếu máu cơ tim thầm lặng có thể xảy ra với ai?

Các cơn thiếu máu cơ tim không triệu chứng có thể xuất hiện ở các bệnh nhân bị bất kỳ một hội chứng thiếu máu cơ tim nào và có thể quan sát thấy ở các bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng hay ở người có khó chịu ở ngực với một số cơn thiếu máu. Tỷ lệ mắc những cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng khoảng 40% ở những bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mạn tính và ở những người có tiền sử bệnh không ổn định. Tỷ lệ bị thiếu máu cơ tim thầm lặng gặp ở những người có bệnh động mạch vành nặng ước tính khoảng 5%.

Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng thực sự rất khó xác định và rõ ràng là sẽ phụ thuộc vào tuổi và sự có mặt cũng như mức độ trầm trọng của bệnh động mạch vành. Người mắc bệnh động mạch vành thường gặp những cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng hơn là những cơn thiếu máu có biểu hiện đau thắt ngực. Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thầm lặng

Cơn thiếu máu cơ tim có triệu chứng đau thắt ngực thường có mức độ thiếu máu và những kích thích có hại trầm trọng hơn cơn thiếu máu cơ tim không có triệu chứng. Có sự tương đồng giữa thời gian và mức độ trầm trọng của cơn thiếu máu với sự xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mạn tính. Các cơn thiếu máu cơ tim có triệu chứng đau thắt ngực thường kéo dài hơn một chút và tần suất có đoạn ST chênh xuống nhiều hơn những cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Một nguyên nhân khác làm cơn đau không xuất hiện khi thiếu máu cơ tim là do hệ thần kinh. Bệnh thần kinh làm ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác hướng tâm thường gặp ở một số bệnh, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường. Sự thay đổi về kích thích đau trong hệ thống thần kinh trung ương có thể đóng vai trò quan trọng làm thay đổi sự biểu hiện của cơn đau thắt ngực do thiếu máu. Các yếu tố tâm lý hay văn hóa có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức đau. Bệnh nhân có các cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng dường như có ngưỡng gây đau cao hơn và dung nạp với kích thích đau tốt hơn những người có triệu chứng đau thắt ngực. Do vậy, việc dẫn truyền của các tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh trung ương góp phần vào sự thay đổi ngưỡng đau hay làm triệu chứng đau thắt ngực không xuất hiện. Các bệnh nhân đái tháo đường có một tỉ lệ khá cao bị nhồi máu cơ tim thầm lặng.

Co thắt động mạch vành đóng góp lớn vào thiếu máu cơ tim thầm lặng: Thiếu máu gây ra bởi tăng nhu cầu ôxy do gắng sức thường là thầm lặng.

Điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng thế nào?

Hầu hết các Thu*c và chiến lược can thiệp làm giảm triệu chứng thiếu máu sẽ làm giảm thiếu máu cơ tim không triệu chứng. Các số liệu sẵn có từ các nghiên cứu lâm sàng ban đầu điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng trong đau thắt ngực ổn định đã được tổng kết gần đây. Nitroglycerin có hiệu quả cao, Thu*c chẹn bêta giao cảm đôi khi cho thấy có hiệu quả hơn Thu*c chẹn kênh canxi. Thu*c chẹn kênh canxi có thể có hiệu quả cao nhất trong phòng ngừa thiếu máu xuất hiện với tần số tim thấp hơn, bởi co thắt động mạch vành có thể là yếu tố nổi trội trong tình huống này. Với bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim do bệnh động mạch vành, gánh nặng thiếu máu toàn bộ và không chỉ các triệu chứng có thể là mục tiêu điều trị phù hợp hơn.

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhan-biet-thieu-mau-co-tim-tham-lang-4598.html)

Chủ đề liên quan:

cơ tim thiếu máu thiếu máu cơ tim

Tin cùng nội dung

  • Xanh xao và mệt mỏi có thể là những biểu hiện đầu tiên của bệnh thiếu máu do giảm hồng cầu ở trẻ.
  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Họ nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY