Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bệnh nhân mới thay van tim bị táo bón, nên ăn uống thế nào?

Mẹ tôi vừa mới phẫu thuật thay van tim, hiện đã xuất viện về nhà. BS có dặn là phải kiêng ăn rau xanh, nhưng mấy bữa nay mẹ tôi đi ngoài hơi khó. Vậy mẹ tôi nên ăn uống thế nào để tránh bị táo bón?
Chào BS,

Mẹ tôi vừa mới phẫu thuật thay van tim, hiện đã xuất viện về nhà. BS có dặn là phải kiêng ăn rau xanh, có ăn thì ăn ít thôi. Nhưng mấy bữa nay mẹ tôi đi cầu hơi khó, chắc là bị táo bón.

Mong BS tư vấn giúp, trường hợp mẹ tôi nên ăn uống thế nào để tránh bị táo bón ạ? Cảm ơn BS!
(Ngọc Nga - Đắk Nông)
Bệnh nhân sau thay van tim nên uống nhiều nước để tránh táo bón. Ảnh minh họa


Ngọc Nga thân mến,

Rau xanh có chứa nhiều vitamin K, do đó nó làm giảm tác dụng của Thu*c chống đông máu mà mẹ bạn đang uống sau phẫu thuật thay van tim. Do đó, lượng rau ăn mỗi ngày không nên thay đổi đột ngột (lúc nhiều quá, lúc ít quá) vì nó sẽ làm thay đổi đáng kể tác dụng chống đông máu của Thu*c.

Điều quan trọng nhất là mẹ bạn phải được xét nghiệm định kỳ về chức năng đông máu (Ví dụ: INR) theo chỉ định của BS điều trị để BS điều chỉnh Thu*c nếu cần và tư vấn về chế độ ăn thích hợp.

Một số thức ăn và cách sinh hoạt hằng ngày có thể giúp tránh táo bón như: uống đủ nước (2- 3 lít mỗi ngày, tùy tình trạng vận động nhiều hay ít, nhiệt độ môi trường cao hay thấp), vận động thường xuyên (đi bộ, tránh nằm tại chỗ lâu quá), một số thức ăn như khoai lang, bắp, đu đủ chín (nói chung là thức ăn có nhiều chất xơ) cũng giúp ngừa táo bón hiệu quả.

Một số Thu*c điều trị cũng có thể có tác dụng phụ gây táo bón, do đó cần tư vấn BS trước khi sử dụng.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>> Chế độ dinh dưỡng cho người vừa phẫu thuật van tim thế nào, AloBacsi?
>> Chế độ ăn uống, cách chăm sóc người thay van tim cơ học?

Thay van hai lá là sự lựa chọn cuối cùng vì nó mang nguy cơ biến chứng cao hơn so với PMBV hoặc phẫu thuật sửa van hai lá. Thay van là cần thiết khi van hai lá trở nên hư hỏng rất nặng hoặc bị vôi hóa, không thể thực hiện nong van hai sửa van.

Trong thay van hai lá, van được thay thế bằng một van nhân tạo. Van nhân tạo có thể bao gồm toàn bộ chất liệu nhân tạo (van cơ học) hoặc có thể được làm từ các van tim của động vật, thường là từ heo (van sinh học). Quyết định loại van nhân tạo để sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi của bạn và xem bạn có thể sử dụng Thu*c chống đông máu không.

Tất cả các van tim nhân tạo có xu hướng hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên, cục máu đông ít có khả năng tạo nên trên van sinh học so với van cơ học. Vì vậy những người có van tim sinh học thường không phải dùng liệu pháp kháng đông kéo dài. Những người có van cơ học sẽ dùng kháng đông liên tục.

Van cơ học nhìn chung được sử dụng lâu hơn so với van sinh học. Nếu bạn cần thay van hai lá, dưới 65 tuổi, và bạn có thể sử dụng kháng đông, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo lựa chọn này cho bạn. Nếu bạn trên 65 tuổi, hoặc bạn còn trẻ nhưng không thể sử dụng kháng đông, van sinh học thường được khuyến cáo.

Nếu bạn bị hẹp van hai lá, bạn cần phải đến khám các chuyên gia tim mạch để quyết định phẫu thuật có cần thiết hay không, sau đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân của bạn.

ThS.BS.CK2 Lê Minh Tú
Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, BV Nhân dân 115
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-nhan-moi-thay-van-tim-bi-tao-bon-nen-an-uong-the-nao-n381692.html)

Tin cùng nội dung

  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY