Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bệnh nhân thứ 18 mắc COVID-19 điều trị tại Ninh Bình dự kiến ra viện vào ngày mai, 19/3

Sáng ngày 18/3, trao đổi với phóng viên báo Sức khoẻ Đời sống qua điện thoại, BS Chu Thị Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình khẳng định: sức khỏe của bệnh nhân N.V.T (ca mắc COVID-19 thứ 18) đang điều trị tại bệnh viện đã ổn định, đủ điều kiện xuất viện. Dự kiến trong ngày mai, bệnh nhân này sẽ được ra viện

BS Chu Thị Giang cho biết, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân N.V.T, Bệnh viện đa khoa Ninh Bình đã áp dụng nghiêm ngặt phác đồ điều trị theo hướng dẫn của của Bộ Y tế, kết hợp với kinh nghiệm điều trị cho các bệnh nhân có triệu chứng viêm nhiễm áp dụng điều trị tối ưu, tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân và điều trị các triệu chứng thông thường.

“Qua quá trình điều trị, sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến tốt lên từng ngày. Đến sáng 18/3, bệnh nhân không còn các triệu chứng ho, sốt, khó thở”- BS Chu Thị Giang cho hay.

Trước đó, chiều ngày 7/3, Bộ Y tế chính thức công bố ca bệnh thứ 18 trên cả nước mắc COVID-19. Bệnh nhân là N.V.T, nam, sinh năm 1993, quê ở Thái Bình (được cách ly tại Ninh Bình sau khi nhập cảnh Việt Nam).

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đang điều trị cho bệnh nhân thứ 18 mắc COVID-19

Tiền sử dịch tễ của bệnh nhân cho biết, bệnh nhân có ở khu vực thành phố Daegu, Hàn Quốc cùng với em gái. Bệnh nhân có cùng em gái và 2 người bạn đi siêu thị 2 lần vào ngày 18 và 19/2.

Đến ngày 29/2 bệnh nhân bắt đầu xuất hiện ho khan và rát họng, không sốt. Bệnh nhân không uống Thu*c mà chỉ tự theo dõi và không đi ra ngoài trong thời gian này cho đến khi xuất cảnh về Việt Nam. Sáng 4/3, bệnh nhân cùng em gái lên Sân bay quốc tế Busan để về Việt Nam

Chuyến bay khởi hành 8h ngày 4/3 và nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Vân Đồn lúc 11h15 phút cùng ngày trên chuyến bay VJ981. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, bệnh nhân được đưa về khu cách ly tập trung của trường Quân sự, Quân đoàn 1 tổ 19 phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Đến 18h ngày 4/3 bệnh nhân về tới khu cách ly tập trung, sau khi khám sàng lọc phân loại và lấy mẫu lúc 20h cùng ngày bệnh nhân được chuyển về khu vực cách ly dành cho người có nguy cơ cao.

Ngày 5/3 và 6/3 bệnh nhân vẫn tỉnh táo, không sốt, có ho cơn và rát họng. Đến 1h30 ngày 7/3 bệnh nhân được chuyển lên khu cách ly Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để theo dõi và điều trị.

Quá trình điều trị, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiêm 4 lần, trong đó lần 1 và 2 dương tính; lần 3 (ngày 14/3) và lần 4 (ngày 16/3) cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2

Theo BS Giang, căn cứ kết quả 2 lần xét nghiệm gần đây nhất, bệnh nhân đã đủ điều kiện xuất viện theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi xuất viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục tự cách ly tại gia đình trong 14 ngày theo hướng dẫn. Qua quá trình tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân N.V.T, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã có thêm kinh nghiệm và tự tin điều trị nếu tiếp tục có trường hợp mắc COVID-19 nhập viện.

Trong số 51 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế có 33 bệnh nhân người Việt Nam, 18 bệnh nhân là người nước ngoài.

Đa số bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ ổn định, chức năng sống được kiểm soát. Kết quả xét nghiệm của 2 bệnh nhân nước ngoài đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng là 1 lần âm tính. Một bệnh nhân khác cũng có kết quả âm tính 1 lần là nữ bệnh nhân người Anh đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Một bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa Ninh Bình đã hai lần xét nghiệm cho kết quả âm tính và dự kiến ra viện vào ngày mai-19/3.

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 22 trường hợp (13 người Việt, 9 người nước ngoài) mắc COVID-19. Có 2 bệnh nhân nặng là nữ bệnh nhân người Việt 64 tuổi (BN19) kèm bệnh lý nền là rối loạn tiền đình và nam bệnh nhân người Anh (BN26) 69 tuổi kèm bệnh lý nền là tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp2.

Cả hai bệnh nhân này đã được đặt thở máy (từ ngày15/3), lọc máu duy trì được các chỉ số sinh tồn ổn. Tuy nhiên, hai bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát, các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, hô hấp, truyền nhiễm… liên tục hội chẩn trực tuyến hàng ngày để hỗ trợ điều trị cho hai bệnh nhân này.

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e71a2b3f8ec6ea8b93a23d2)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY