12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bệnh nhi 15 tuổi tử vong do vi khuẩn ăn thịt người sau 12 ngày khởi bệnh, ngành y tế chỉ đạo khẩn

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, một bệnh nhi 15 tuổi (trú Thanh Hóa) mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người” đã tử vong trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột.

Thanh Hóa ghi nhận liền 2 ca mắc bệnh Whitmore nguy hiểm

Trước đó, hai bệnh nhi trú tại Thanh Hóa được nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc bệnh Whitmore, trong đó bệnh nhi 15 tuổi đã tử vong. Bệnh nhi 10 tuổi còn lại nhẹ hơn và đang hồi phục tốt.

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhi 15 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 sau khi khởi phát bệnh trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, suy hô hấp, vẫn còn ban xuất huyết ở hai bàn tay. Các bác sĩ đã chẩn đoán trẻ bị suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn Whitmore.

Việt Nam ghi nhận một trường hợp tử vong do vi khuẩn ăn thịt người Whitmore.

Trước tình hình trên, Sở Y tế Thanh Hóa yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng chủ động phòng bệnh Whitmore với biện pháp dự phòng cơ bản nhất là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi, tăng cường công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lao động, hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là nơi bị ô nhiễm nặng.

Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như giày, dép, găng tay,... đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Ngành y tế khuyến cáo, khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Với những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch,... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi có nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Whitmore để được điều trị kịp thời.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người nguy hiểm như thế nào?

Căn bệnh này có tên khoa học là Whitmore, bắt nguồn từ vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, có khả năng gây viêm cân mạc hoại tử - một dạng nhiễm khuẩn sâu dưới da và có thể tiến triển rất nhanh, do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.

Vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong đất, gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn

Bộ Y tế cho biết, vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong đất, gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn đã đi vào cơ thể sẽ bắt đầu thâm nhập vào các bộ phận, thường gặp ở phổi. Bên cạnh đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa…

Căn bệnh này có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Đặc biệt, những đối tượng đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, phổi, suy giảm miễn dịch… khi nhiễm bệnh Whitmore sẽ khiến bệnh càng thêm nặng và khó điều trị.

Xem thêm: Bệnh nhân ung thư muốn kéo dài thời gian sống đừng chỉ trông chờ vào bác sĩ, nên làm 3 điều này

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/benh-nhi-15-tuoi-tu-vong-do-vi-khuan-an-thit-nguoi-sau-12-ngay-khoi-benh-nganh-y-te-chi-dao-khan-36533/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY