Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục

Nổi mề đay khi trời lạnh là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường xuyên tái phát và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với điều kiện thời tiết lạnh. mặc dù là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sốc, ngất hoặc thậm chí là Tu vong. bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và gợi ý giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất với thảo dược tự nhiên.

Những đối tượng dễ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay khi trời lạnh tương đối phức tạp và khó nhận diện cụ thể. một số người có cơ địa bị dị ứng đối với điều kiện thời tiết lạnh hoặc cũng có thể do di truyền, khi con cái có nguy cơ mắc bệnh mề đay cao hơn nếu bố hoặc mẹ của chúng đã từng mắc phải.

Tuy nhiên, nguyên nhân cơ địa vẫn là chủ yếu dẫn đến bệnh mề đay. Có nhiều tác nhân khác nhau gây nên bệnh mề đay, trong đó phổ biến là điều kiện thời tiết. Nếu bị nhiễm lạnh, cơ thể của người bệnh có xu hướng tiết ra nhiều histamin cùng các hóa chất khác của hệ thống miễn dịch, từ đó dẫn đến bệnh mề đay.

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh mề đay, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. bệnh mề đay rất dễ tái phát và tỷ lệ người đã từng mắc bệnh tiếp tục tái phát khi gặp các tác nhân gây dị ứng là rất cao. những người mắc các bệnh như nhiễm virus, viêm phổi,… cũng có tỷ lệ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Ngay khi cơ thể phải tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh, các triệu chứng ban đầu của bệnh nổi mề đay sẽ xuất hiện. bệnh có đặc trưng dễ nhận thấy là những mảng sẩn đỏ nổi trên bề mặt da. các mảng này có đường kính khoảng vài mm cho đến vài cm. trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sẩn một mảng khá to.

Những triệu chứng điển hình

Dưới đây là một vài những triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh:

    Xuất hiện tình trạng ngứa trên da. Càng gãi, cơn ngứa càng trở nên dữ dội hơn. Nhiều trường hợp bệnh nhân gãi đến chảy máu nhưng cơn ngứa vẫn không giảm.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay khi thời tiết lạnh thường gặp các triệu chứng của bệnh ở điều kiện nhiệt độ từ 4 – 10 độ c. cũng có những trường hợp gặp phải phản ứng với điều kiện thời tiết ấm hơn.

Các biến chứng của bệnh

    Bệnh nhân có thể gặp khó thở do đường hô hấp bị phù nề

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh?

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tham khảo và thực hiện các biện pháp sau:

1. Kiểm tra về khả năng bị nổi mề đay khi trời lạnh của bản thân

Nếu chưa từng bị nổi mề đay, bạn vẫn nên kiểm tra xem mình có phải là đối tượng dễ mẩn cảm với thời tiết lạnh hay không. cách đơn giản và an toàn là dùng một viên đá lạnh áp vào tay trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút rồi bỏ ra. khi da đã trở nên ấm lại, nếu trên da có xuất hiện vùng phù nề và có cảm giác ngứa, bạn có thể là đối tượng nổi mề đay khi thời tiết lạnh.

Sau khi đã xác định được thể trạng của bản thân, bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch phòng ngừa. Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh, tránh lội sông, suối trong điều kiện nhiệt độ thấp để hạn chế việc bị nổi mề đay.

2. Tránh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện nhiệt độ thấp

Ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh nổi mề đay, người bệnh nên ngay lập tức tránh phơi nhiễm với điều kiện thời tiết lạnh. Có 2 hình thức tiếp xúc phổ biến là tiếp xúc với không khí lạnh và nước lạnh. Nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán về nguyên nhân và khắc phục

Khi xuất hiện triệu chứng của việc nổi mề đay, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn trị bệnh. ngoài yếu tố cơ địa, người bệnh còn có nguy cơ gặp những vấn đề về sức khỏe phổ biến như cảm cúm, viêm phổi,… và đó có thể là yếu tố quyết định đến việc nổi mề đay. chính vì vậy, việc tự điều trị mề đay tại nhà mà không có sự tư vấn của các bác sĩ là điều không nên.

4. Những lưu ý để tránh tình trạng tái phát của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

    Người bệnh nên kiêng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ốc,…

Những thông tin do thuocdantoc.vn cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế những tư vấn từ phía các bác sĩ có chuyên môn. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-noi-me-day-khi-troi-lanh-va-cach-khac-phuc)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY