12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: không thể chữa hoàn toàn nhưng có thể làm giảm triệu chứng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nguy hiểm nhưng điều đáng buồn là hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa hoàn toàn. Cách làm tốt nhất lúc này là tìm cách phòng tránh và giảm triệu chứng nếu mắc bệnh.

Phổi tắc nghẽn mạn tính (hay còn gọi là bệnh COPD) là một bệnh hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây là một bệnh tiến triển, có nghĩa là nó sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2012, có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD và có hơn 3 triệu người chết.

Ảnh minh họa

Các triệu chứng thường gặp

Ho: Ho là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Triệu chứng ho ban đầu có thể là từng đợt nhưng sau đó thì xảy ra suốt cả ngày.

Khạc đờm: Ho sẽ kèm theo triệu chứng khạc đờm mặc dù không nhiều.

Khó thở: Đây là điều khiến bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính khốn đốn nhất. Khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, nhưng sau đó, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân thậm chí không thể đi bộ hay vận động nhẹ được.

Cuối cùng, tình trạng khó thở xảy ra trong mọi hoạt động hằng ngày như: mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi. Đây là lúc bệnh đã trở nên nặng và phổi đã bị tổn thương rất nhiều.

Khó thở là triệu chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính

Phổi tắc nghẽn mạn tính: không thể chữa hoàn toàn nhưng có thể làm giảm triệu chứng

Điều đáng buồn là mặc dù cực kỳ nguy hiểm, nhưng hiện nay không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD.

Phương pháp tốt nhất là phòng ngừa và làm giảm triệu chứng.

Bỏ hút thuốc và tránh các chất kích thích

- Thuốc lá được xem là thủ phạm số 1 dẫn đến phổi tắc nghẽn mạn tính. Và do vậy, cách chống lại phổi tắc nghẽn mạn tính tốt nhất là nói không với thuốc lá.

- Ngoài ra bạn cũng tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất, bụi…

Cần "nói không" với thuốc lá để điều trị bệnh

Khám sức khỏe thường xuyên

- Một nguyên tắc quan trọng nữa là khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.

- Hãy hỏi bác sĩ về việc liệu bạn có cần tiêm vắc xin ngừa cúm và viêm phổi không. Ngoài ra, yêu cầu bác sĩ kiểm tra các bệnh khác có thể do phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra chẳng hạn như bệnh tim, ung thư phổi và viêm phổi.

Làm giảm triệu chứng của bệnh

- Nếu đã mắc phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, đó là một chế độ khoa học, đầy đủ calo.

- Tập thể dục đều đặn rất tốt và không ngoại trừ phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Một nguyên tắc rất nhỏ nhưng đừng quên là: hãy sắp xếp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày hợp lý để phải tránh leo cầu thang hằng ngày.

- Nên sử dụng những loại quần áo rộng và giày dép thoải mái.

- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh của bạn, bạn có thể nhờ gia đình và bạn bè giúp đỡ công việc hàng ngày.

Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

- Hãy nhớ phổi tắc nghẹn mạn tính có thể dẫn đến nguy kịch và bạn có thể nhập viện bất cứ lúc nào. Do vậy, bạn luôn phải ở trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị.

- Đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất ổn.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-khong-the-chua-hoan-toan-nhung-co-the-lam-giam-trieu-chung-23981/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY