Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa sao cho đúng?

Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng, do sự tấn công của vi khuẩn và các độc tố mà chúng tiết ra, gây đau nhức và khiến hơi thở có mùi hôi

Nội dung bài viết:

I. Bệnh sâu răng là gì?

II. Nguyên nhân bệnh sâu răng

III. Triệu chứng bệnh sâu răng

IV. Đối tượng nguy cơ bệnh sâu răng

V. Các giai đoạn của sâu răng là gì?

VI. Chẩn đoán bệnh sâu răng

VII. Sâu răng thường gặp ở vị trí nào trên răng?

VIII. Điều trị bệnh sâu răng

IX. Sự nguy hiểm của sâu răng

X. Phòng ngừa bệnh sâu răng

bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công trực tiếp vào cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng.

I. Bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng, do sự tấn công của vi khuẩn và các độc tố mà chúng tiết ra. Sâu răng còn là nguyên nhân gây đau nhức và khiến hơi thở có mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của nhiều người.

Đặc biệt, sâu răng nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng… thậm chí mất răng.

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, vì nhìn chung bất kì ai có răng đều có thể bị sâu răng.

Bệnh sâu răng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh

II. Nguyên nhân bệnh sâu răng

Mặc dù, sâu răng xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số mọi người vẫn chưa hiểu đúng về bệnh lý này. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, sâu răng là do “sâu” ký sinh và đục răng. Tuy nhiên, điều này là không chính xác, mà nguyên nhân thực chất là do các vấn đề sau:

1. Do vi khuẩn

Bình thường miệng của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn. Một số vi khuẩn có ích và một số có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng như Actinomyces, Lactobacillus.... Trong đó, vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất là Streptococcus Mutans.

Vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất là Streptococcus Mutans

Những vi khuẩn này làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit. Axit sẽ ăn mòn lớp khoáng chất ở men răng, từ đó phá hủy cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hổng. Tiếp đến, nó sẽ ăn dần vào ngà và tủy răng, gây ra đau nhức và ê buốt.

2. Do thức ăn

Thức ăn, đồ uống ngọt thường chứa rất nhiều tinh bột và đường, đây là những chất kích thích vi khuẩn xuất hiện và gây hại cho răng, khiến răng bị sâu.

Đặc biệt, sau khi ăn, các bợn thức ăn còn sót lại sẽ bám vào kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy vôi răng định kỳ thì vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh.

3. Do kết cấu răng

Kết cấu răng cũng là một trong những yếu tố có thể gây sâu răng.

Nếu răng bạn mọc thẳng, không sứt mẻ, khiếm khuyết, không có mảng bám, men răng trắng bóng, hàm răng luôn chắc khỏe thì vi khuẩn sẽ không thể tấn công. Tuy nhiên, ở một số người không may mắn có kết cấu răng xấu, nhưng lại ít vệ sinh và chăm sóc không cẩn thận thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

4. Do chăm sóc răng miệng

Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng còn do việc lười chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống, trước khi đi ngủ của nhiều người. nếu không làm sạch răng thường xuyên và đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm hại răng.

Bên cạnh đó, việc đánh răng qua loa hay không đúng cách cũng khiến tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nướu răng, sâu răng.

III. Triệu chứng bệnh sâu răng

Lúc đầu khi mới sâu răng, người bệnh có thể có hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào, vì còn tùy thuộc vào mức độ và vị trí của sâu răng. Tuy nhiên, khi sâu răng nặng hơn, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:

    Chảy máu khi đánh răng

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu

  • Răng xuất hiện những đốm đen, răng ngả màu nâu, vàng

  • Xuất hiện lỗ hổng trên răng

  • Đau răng tự phát hoặc đau không rõ nguyên nhân

  • Răng trở nên nhạy cảm khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh

  • Đau răng kéo dài từng cơn, từ nhẹ đến nặng

  • Đau răng, răng ê buốt răng kèm đau đầu, sốt nhẹ

  • Răng đau khi nhai, sờ vào thì lấy răng lung lay nhẹ

  • Đau răng liên tục nhưng uống Thu*c giảm đau lại không thuyên giảm

Triệu chứng sâu răng: Đau răng, xuất hiện các đốm đen trên bề mặt , nướu sưng hoặc chảy máu...

    IV. Đối tượng nguy cơ bệnh sâu răng

    Mặc dù sâu răng xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng hơn đó là:

      Người thường xuyên ăn vặt: Các đồ ăn vặt và nước uống ngọt thường chứa rất nhiều đường, tinh bột. Trong khi đó, 2 chất này sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và làm mòn men răng.

    • Người vệ sinh răng miệng kém: Ít vệ sinh răng sau khi ăn và không đánh răng trước khi đi ngủ, sẽ khiến răng hình thành nhiều mảng bám, từ đó tăng nguy cơ sâu răng.

    • Người cao tuổi và trẻ em: Đây là 2 đối tượng có nguy cơ mắc sâu răng nhiều hơn so với người trẻ. Bởi, ở trẻ em men răng chưa được hoàn thiện, trong khi men răng ở người cao tuổi có thể bị mòn và nướu có thể bị thoái hóa dần theo thời gian, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

    • Người thường xuyên hút Thu*c lá.

    • Người sử dụng nhiều loại Thu*c chữa bệnh, làm giảm lượng nước bọt, tăng nguy cơ sâu răng.

    • Người từng hàn, trám răng nhiều lần hoặc các kỹ thuật can thiệp vào hàm răng.

    • Người bị ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, khiến axit chảy vào trong khoang miệng, lâu dần làm mòn men răng.

    • Người bị rối loạn ăn uống: Chán ăn và chứng cuồng ăn có thể cản trở sản xuất nước bọt, từ đó dẫn đến xói mòn răng và sâu răng.

    V. Các giai đoạn của sâu răng là gì?

    Răng sẽ không tự nhiên sâu, mà chúng sẽ tiến triển theo từng giai đoạn. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của sâu răng. Cụ thể như sau:

      Giai đoạn 1: Xuất hiện đốm trắng

    Nếu để ý kỹ trên bề mặt răng, bạn sẽ thấy xuất hiện những đốm trắng màu trắng đục hoặc ố vàng, chúng còn được gọi là cao răng và mảng bám. Thông thường, giai đoạn này sẽ khó phát hiện nhất vì không xuất hiện bất cứ triệu chứng khó chịu nào cả, và phải quan sát thật kỹ trong quá trình vệ sinh răng miệng mới có thể nhận ra.

      Giai đoạn 2: Sâu men

    Khi răng không được chăm sóc cẩn thận, gây hình thành mảng bám và cao răng sẽ khiến cho vi khuẩn Mutans Streptococci phát triển tạo ra một loại axit gây hại cho răng. Những vùng bị ăn mòn sẽ chuyển thành màu đen dễ phát hiện.

    Ở giai đoạn này, bạn có thể thấy răng mình bắt đầu nhạy cảm hơn khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt…

    Men răng bị phá hủy và hình thành những lỗ sâu

      Giai đoạn 3: Sâu ngà

    Răng ở giai đoạn sâu ngà đã bị xói mòn và hình thành những lỗ sâu trên răng. Vi khuẩn sẽ dựa vào đó để dễ dàng tấn công lớp ngà và tủy răng, gây viêm răng, đau nhức. Ngoài ra, còn xuất hiện mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

      Giai đoạn 4: Viêm tủy và áp xe

    Vi khuẩn lúc này đã ăn mòn tới tủy răng, gây nên tình trạng viêm tủy và làm ch*t tủy. Sau đó, chúng sẽ tấn công vào các dây thần kinh và xương hàm, dẫn đến tình trạng viêm xương hàm và sưng đau, sưng mặt, tiêu xương gây ra nguy cơ làm mất răng.

    VI. Chẩn đoán bệnh sâu răng

    Thông thường, khi mới chớm sâu răng người bệnh sẽ rất khó để nhận biết răng mình có sâu hay không. Chỉ khi nào thấy răng xuất hiện những mảng bám dày đặc, răng có lỗ sâu đen hay cảm thấy đau nhức, ê buốt răng mới tìm đến nha sĩ.

    Lúc này có thể răng đã bị viêm nặng và mất nhiều thời gian, chi phí để điều trị. Do đó, nếu thấy có dấu hiệu bất thường ở răng hãy đến bác sĩ ngay để được thăm khám và kiểm tra. Vì chỉ có bác sĩ mới biết rõ tình trạng răng của bạn đang ở giai đoạn nào để có hướng tư vấn và điều trị thích hợp.

    Bác sĩ hay nha sĩ có thể phát hiện sâu răng bằng cách:

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng đau răng của bạn. Răng có nhạy cảm với thức ăn, đồ uống lạnh, nóng hoặc ngọt không.

    Tiếp theo, sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng bằng dụng cụ nha khoa.

    Nếu nhận thấy có dấu hiệu sâu răng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để biết mức độ sâu răng của bạn đến đâu. Tia X trong chụp X-quang nha khoa sẽ không ảnh hưởng sức khỏe của bạn, vì cường độ rất nhỏ và được kiểm soát chặt chẽ, nên người bệnh có thể yên tâm thực hiện.

    Từ những bước trên, bác sĩ sẽ đánh giá và tìm phương pháp điều trị thích hợp nhất cho người bệnh.

    VII. Sâu răng thường gặp ở vị trí nào trên răng?

    Một người trưởng thành sẽ có đầy đủ 32 chiếc răng và ở vị trí nào răng cũng đều có nguy cơ bị sâu. Tuy nhiên, răng hàm lại thường là răng dễ bị sâu nhất, do nằm ở cuối cùng hàm nên sẽ rất khó quan sát, cũng như làm sạch mỗi khi đánh răng.

    Sâu răng thường gặp ở vị trí nào nhất?

    Cấu tạo bề mặt răng hàm lại không bằng phẳng, mà có nhiều trũng rãnh, rất thích hợp cho vi khuẩn cư trú và phát triển, tích tụ các mảng bám trên răng.

    Bên cạnh đó, răng hàm còn đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình nhai, nghiền nát thức ăn và bảo vệ xương hàm. Vì vậy, men răng rất dễ bị ăn mòn và suy yếu, dẫn đến sâu răng.

    Đặc biệt, răng số 6 là răng dễ bị sâu nhất, do mọc sớm nhất và trải qua rất nhiều quá trình nhai thức ăn. Vì vậy, men răng sẽ không vững chắc và dễ bị sâu nếu như không vệ sinh, chăm sóc tốt.

    VIII. Điều trị bệnh sâu răng

    1. Khi bị sâu răng phải làm sao?

    Khi bị sâu răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt và khó chịu, nên việc đầu tiên bạn nghĩ tới đó là tìm cách để giảm bớt cơn đau, không để tình trạng này kéo dài.

    Thông thường, nếu đau nhẹ và ít, mọi người sẽ sử dụng các phương pháp dân gian để giảm đau như ngậm nước muối, giấm, chườm lạnh... Tuy nhiên, khi cơn đau dữ dội và liên tục thì buộc phải uống Thu*c giảm đau.

    Nhưng cả 2 phương pháp trên đều là giải pháp tạm thời, chứ không thể điều trị dứt điểm. Việc điều trị tận gốc sâu răng cần phải đến nha sĩ để được tư vấn và thăm khám. Vì nếu để lâu tình trạng sâu răng sẽ càng trầm trọng và bạn có thể phải nhổ bỏ chiếc răng sâu đó đi.

    2. Các phương pháp chữa sâu răng tại nhà

    Dưới đây là một số phương pháp để bạn có thể chữa răng sâu và làm giảm đau nhức tại nhà, với các nguyên liệu sẵn có như:

    a. Nước muối

    Dùng nước muối để súc miệng hàng ngày không chỉ giúp làm sạch răng miệng khá hiệu quả, mà còn rất hữu ích trong việc điều trị đau răng và giảm ê buốt.

    Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 2-3 muỗng cà phê muối cho vào một ly nước ấm và khuấy đều. Sau đó ngậm trong miệng vài phút và nhổ bỏ.

    Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây sâu răng, hôi miệng và viêm nướu

    b. Nước oxy già

    Đau răng là do vi khuẩn gây ra, trong khi đó nước oxy già (3%) lại có tác dụng diệt vi khuẩn rất tốt, nên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau răng.

    Cách làm cũng giống như nước muối là dùng để súc miệng, tuy nhiên sau khi nhổ ra bạn nên súc miệng lại bằng nước sạch khoảng 3-4 lần để không cảm thấy khó chịu trong miệng.

    c. Giấm

    Giấm cũng giống như oxy già có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Vì vậy, bạn có thể dùng 1 miếng bông gòn thấm giấm rồi đặt vào chỗ răng sâu. Nên ngậm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

    d. Hạt tiêu và muối

    Bạn có thể sử dụng hỗn hợp hạt tiêu và muối để chữa sâu răng, bằng cách lấy một lượng muối và tiêu bằng nhau, sau đó thêm một ít nước rồi trộn đều hỗn hợp lên và bôi vào chỗ răng đau.

    e. Gừng và tỏi

    Gừng và tỏi có tính kháng viêm và sát trùng cao, có thể sánh ngang Thu*c kháng sinh, vì vậy sử dụng 2 gia vị này sẽ giúp chữa sâu răng hiệu quả.

    Cách làm: Bạn giã nát gừng và tỏi, sau đó cho thêm muối hột và lấy bông thấm nước chấm lên chỗ răng đau.

    Chữa sâu răng bằng gừng tỏi là một trong những mẹo dân gian an toàn và hiệu quả

    f. Lá ổi

    Lá ổi chứa hợp chất astringents có tính chống viêm và kháng khuẩn tốt. Bạn hãy lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch, rồi giã nát với muối và nước ấm, cũng dùng bông thấm nước và bôi lên vùng răng đau nhức.

    g. Lá trầu không

    Sử dụng lá trầu không là cách chữa sâu răng hiệu quả tại nhà mà bạn không nên bỏ qua. Hãy lấy 2-3 lá trầu không giã nhuyễn rồi cho thêm muối hột, hòa với 1 chén rượu trắng, sau đó dùng bông thấm nước bôi lên răng sâu đau nhức. Tuy nhiên, sau khi làm xong bạn nhớ súc miệng lại với nước trắng.

    h. Đá viên

    Với đá viên sẽ có nhiều cách để bạn làm giảm cơn đau răng của mình.

    Thứ nhất, massage bàn tay với viên đá. Nghe có vẻ lạ nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi massage bàn tay bằng nước đá sẽ giúp giảm đau răng hiệu quả. Do bàn tay là một điểm tương tác giữa cơn đau từ nhiều vùng của cơ thể, khi bị làm lạnh nó sẽ lấn át các tín hiệu đau.

    Thứ 2, ngậm đá viên trong miệng.

    Thứ 3, dùng túi chườm lạnh để giảm ê buốt tại vị trí đau.

    Chườm đá là phương pháp giảm đau răng nhanh rất an toàn bạn có thể áp dụng ngay tại nhà

    i. Bạc hà

    Bạc hà không chỉ giúp hơi thở của bạn trở nên thơm tho, sạch sẽ mà còn giúp diệt khuẩn và giảm đau cực tốt.

    Cách làm: Bạn ngâm 1 chút lá bạc hà với nước sôi khoảng 20-30 phút, sau đó ngậm và súc miệng hàng ngày.

    k. Thu*c giảm đau

    Khi tất cả các mẹo trên đều không hiệu quả, nhưng bạn chưa thể đến nha sĩ ngay thì có thể uống Thu*c giảm đau. Đây là phương pháp giúp bạn giảm đau răng ngay lập tức, nhưng tốt nhất bạn nên lựa chọn Thu*c kháng viêm không chứa steroid để sử dụng.

    Lưu ý, không lạm dụng Thu*c vì rất dễ ảnh hưởng sức khỏe.

    3. Các phương pháp chữa sâu răng hiện nay

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa sâu răng như: trám, bọc sứ, điều trị bằng florua hay nhổ răng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe, cũng như điều kiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

    Cụ thể:

    a. Giai đoạn sâu men

    - Điều trị bằng fluoride: Mục đích giúp khôi phục lại men răng để dự phòng sâu răng khi sâu răng chỉ mới bắt đầu. Các phương pháp điều trị fluoride, bao gồm: dùng chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni để chải lên răng hoặc đặt trong một khay nhỏ vừa với răng của người bệnh.

    Tuy nhiên, điều trị bằng fluoride phải được thực hiện sớm, vì khi lỗ sâu đã hình thành thì điều trị sẽ không còn tác dụng nữa.

    - Trám răng (hay còn gọi phục hình): nhằm phục hồi lại cấu trúc tổn thương của răng và lấp đi những hố rãnh sâu, bằng vật liệu trám bít như GIC, composite… Từ đó, sẽ giúp tránh cho thức ăn bị dắt vào kẽ răng và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

    b. Giai đoạn sâu ngà

    - Chữa tủy răng: Khi sâu răng tiến triển đến viêm tủy, thì cần phải sử dụng phương pháp chữa tủy răng. Bác sĩ sẽ lấy sạch tủy tổn thương, bơm rửa ống tủy rồi trám bít. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn và bảo tồn mô răng.

    - Bọc răng sứ, inlay/onlay, veneer…: Nếu răng bị sâu răng rộng, răng yếu, vỡ mẻ nhiều, ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc đã điều trị tủy nhưng việc ăn uống khá khó khăn, thì cần bọc răng để phủ toàn bộ thân răng.

    Răng sứ có thể được làm bằng các chất liệu khác nhau như: vàng, sứ cường độ cao, sứ nung chảy với kim loại, nhựa,...

    - Nhổ răng: Khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả và không giúp giữ lại răng, thì buộc bác sĩ sẽ phải nhổ răng. Bác sĩ có thể sử dụng răng giả để cấy ghép răng implant hoặc làm cầu răng giúp người bệnh dễ dàng ăn uống bình thường và đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

    Cấy ghép răng implant là phương pháp phục hình răng khá phổ biến hiện nay

    4. Điều trị sâu răng ở đâu uy tín tại TPHCM

    Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị sâu răng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín và đáng tin cậy, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

    Tại TPHCM, có rất nhiều bệnh viện, phòng khám điều trị răng sâu hiệu quả. Dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:

    a. Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương

    Địa chỉ: 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM

    Điện thoại: 028 385 35178 - 028 385 56732

    Website: http://benhvienranghammat.vn/

    b. Bệnh viện Răng hàm mặt TPHCM

    Địa chỉ: 263 - 265 Trần Hưng Đạo, quận 1, TPHCM

    Hotline: 028 38 360 191

    Email: bvranghammat@vnn.vn

    Website: https://www.bvranghammat.com/

    c. Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt - ĐH Y Dược TPHCM

    Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

    Điện thoại: 028 3855 8411 - 028 3853 7949 - 028 3855 5780

    Email: daihocyduoc@ump.edu.vn

    Website: https://ump.edu.vn/

    d. Hệ thống Nha khoa 2000

    Cơ sở 1:

    Địa chỉ: 99 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM

    Điện thoại: 1900 7799 20 - 028 5409 2000

    Email: info@nhakhoa2000.vn

    Website: https://nhakhoa2000.com/

    Cơ sở 2:

    Địa chỉ: 502 Ngô Gia Tự, Phường 9, Quận 5, TPHCM

    Điện thoại: 028 3957 0304 - 028 3957 0304

    Email: info2@nhakhoa2000.vn

    Website:https://nhakhoa2000.com/

    e. Phòng khám răng hàm mặt Sài Gòn

    Địa chỉ:

    34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh, TPHCM

    536-540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5, TPHCM

    1258 Võ Văn Kiệt, phường 10, Q5, TPHCM

    48 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Q.1, TPHCM

    Số 877 Kha Vạn Cân, P.Linh Tây, Q. Thủ Đức, TPHCM

    Điện thoại: 028 7301 7103 - 1900 7103

    Email: info@benhvienranghammatsg.vn

    Website: https://benhvienranghammatsg.vn/

    IX. Sự nguy hiểm của sâu răng

    1. Tác hại của sâu răng

    Đa số mọi người đều chờ răng sâu bị đau mới chịu đến nha sĩ thăm khám và điều trị, tuy nhiên điều này là không tốt, vì có thể răng đã bị tổn thương nặng hoặc đã có biến chứng.

    Mặt khác, một số người do hoàn cảnh hoặc kinh tế không thể đến nha sĩ, lại lựa chọn phương án ra tiệm Thu*c để mua sáng sinh, chống viêm, giảm đau uống, và sau khi bớt đau thì lại mặc kệ chiếc răng đó không thèm quan tâm.

    Tuy việc uống Thu*c sẽ giúp giảm đau nhanh nhưng lại không giúp điều trị tận gốc răng sâu, mà ngược lại nếu lạm dụng Thu*c kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bản thân.

    Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ đến viêm tủy, rồi hoại tử

    Sâu răng nặng không được điều trị, lâu dần sẽ dẫn đến viêm mô răng, lung lay và sưng nề, hoại tử. Sau đó, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng, áp xe, viêm xương tủy hàm, mất răng...

    Ngoài ra, sâu răng còn có những tác động xấu khác đến người bệnh, cụ thể:

    a. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

    Sâu răng khi đã tiến triển đến tủy răng sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong răng, dẫn đến đau và viêm tủy răng. Nếu giai đoạn này được điều trị thì viêm tủy có thể được hồi phục.

    Ngược lại, nó sẽ gây nên viêm tủy không hồi phục, do máu cung cấp cho răng bị chèn ép gây ch*t các dây thần kinh, dẫn đến hoại tử tủy hoặc ch*t tủy.

    Cuối cùng, có thể dẫn đến áp xe (sưng mủ). Khi xuất hiện áp xe, bạn sẽ cảm thấy răng đau đớn vô cùng.

    b. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

    Khi sâu răng, răng của bạn sẽ xuất hiện rất nhiều lỗ sâu màu nâu hay đen và bị xỉn màu làm mất đi màu trắng sáng vốn có của răng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp răng.

    Với răng bị sâu nặng còn gây sưng miệng, sưng má, hơi thở có mùi hôi khó chịu, khiến bạn không thể tự tin khi giao tiếp, nói chuyện với mọi người.

    c. Ảnh hưởng đến tâm lý

    Sâu răng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng, mất đi tính thẩm mỹ, mà những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất ngủ, không thể ăn uống bình thường hoặc ăn uống không còn cảm giác ngon miệng.

    Lâu dần tinh thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, dễ bực bội, cáu gắt và không ngủ nghỉ được cũng rất dễ đuối sức.

    Riêng với trẻ nhỏ, sâu răng sẽ ảnh hưởng lớn đến ăn uống và học tập. Khi bị đau, trẻ sẽ sinh ra cảm giác chán ăn, bỏ bữa, dẫn đến suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu chất. Đặc biệt, sẽ mất đi tính tập trung trong học tập và ngại tiếp xúc với bạn bè.

    2. Sâu răng lỗ to gây ra biến chứng gì?

    Ban đầu, sâu răng chỉ xuất hiện các đốm đen, nâu trên bề mặt răng, nhìn sẽ mất thẩm mỹ chứ chưa gây đau đớn gì, nên nhiều người thường bỏ qua và không đi khám nha sĩ.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này để tấn công men răng, phá vỡ mô răng và sau đó gây ra các lỗ thủng. Lúc này bệnh đã ở tình trạng nặng, do lớp men răng và ngà răng đã bị phá hủy.

    Về mức độ, thông thường ban đầu lỗ sâu sẽ khá nhỏ, nhưng theo thời gian sẽ lan rộng thành lỗ to, làm cho thức ăn dễ bị giắt vào, khó vệ sinh và đặc biệt gây ra mùi hôi miệng.

    Ngoài ra, sâu răng lỗ to cũng gây ra các triệu chứng như đau nhức, ê buốt, khó chịu khi ăn uống. Đặc biệt, sẽ có thể lan rộng ra các răng bên cạnh và làm hư hại chúng.

    Vì vậy, khi thấy răng xuất hiện chấm đen, tốt nhất bạn nên chăm sóc kỹ lại răng miệng hoặc tới nha sĩ thăm khám để được điều trị càng sớm càng tốt.

    3. Bà bầu bị sâu răng ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

    Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị sâu răng do một số nguyên nhân thường gặp như:

    Thay đổi thói quen ăn uống, ăn và uống nhiều sữa hơn, đặc biệt là thích ăn thực phẩm chứa nhiều đường, giàu tinh bột, nước uống có ga... nên miệng lúc nào cũng tồn tại axit dễ gây sâu răng.

    Sâu răng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần

    Bên cạnh đó, việc ăn khuya nhiều, hay ốm nghén ở một số thai phụ dẫn đến tình trạng người luôn trong trạng thái mệt mỏi, vì vậy việc vệ sinh răng miệng thường sẽ kém đi.

    Sự thay đổi ít nhiều về hormone khi mang thai cũng khiến cho nướu dễ bị viêm nhiễm, với triệu chứng sưng tấy và chảy máu khi đánh răng. Đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng.

    Tuy nhiên, bà bầu nên biết rằng sâu răng khi mang thai không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, mà nó còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

    Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới từ năm 1996 đến nay, thì việc sâu răng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non 2-3 lần. Nguyên nhân là khi mẹ bị sâu răng, viêm nha chu, vi khuẩn sẽ lợi dụng cơ hội để di chuyển từ khoang miệng đến nhau thai. Từ đó, nồng độ S*nh l* trong nước ối sẽ tăng cao, dẫn đến việc chuyển dạ sinh non.

    Ngoài ra, thai phụ sâu răng còn có nguy cơ mắc tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân do lượng canxi hấp thụ từ mẹ bị giảm sút.

    Mặt khác, nếu mẹ có nhiều răng sâu thì nguy cơ em bé sinh ra sẽ bị sâu răng sớm cũng khá cao.

    Vì thế, bên cạnh việc cân bằng chế độ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, thì mẹ bầu cũng cần vệ sinh răng miệng cho tốt, bằng cách:

      Chải răng 2 lần/ngày

    • Làm sạch sẽ răng bằng chỉ nha khoa

    • Súc miệng sau khi ăn

    • Tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi…

    • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga

    • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

    X. Phòng ngừa bệnh sâu răng

    1. Biện pháp phòng ngừa sâu răng

    Để hàm răng luôn khỏe đẹp, bạn nên có một chế độ chăm sóc thích hợp. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn phòng ngừa sâu răng tốt nhất:

    a. Đánh răng hoặc súc miệng bằng fluoride

    Bạn nên đánh răng hàng ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride hoặc súc miệng bằng fluoride, để làm sạch răng, phòng ngừa sâu răng.

    b. Khám răng định kỳ

    Việc kiểm tra răng miệng thường xuyên, cụ thể là 6 tháng/lần, sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh sâu răng, cũng như dễ dàng phát hiện sớm để điều trị.

    Theo tiêu chuẩn chung, bạn nên thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/lần

    c. Trám răng

    Đây là biện pháp giúp răng sâu bị hư hỏng được khôi phục, đưa răng trở về tình trạng ban đầu, hạn chế sâu răng quay lại.

    Trám răng không ảnh hưởng đến cấu trúc của răng cũng như hàm mặt, khả năng nhai thức ăn cũng vẫn bình thường, nên bạn có thể yên tâm.

    d. Điều trị bằng fluoride

    Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị bằng fluoride định kỳ để phòng sâu răng, nếu bạn không nhận đủ fluoride thông qua nước uống có fluoride hoặc có yếu tố nguy cơ.

    e. Điều trị kết hợp

    Đây là phương pháp giúp giảm nguy cơ sâu răng, bằng cách hai kẹo cao su dựa trên xylitol cùng với fluoride theo toa và nước rửa kháng khuẩn.

    2. Những thói quen tốt giúp hạn chế sâu răng

    a. Chải răng đúng cách

    Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày để phòng ngừa sâu răng.

    Lưu ý, khi chải răng nên đặt bàn chải nghiêng 45 độ, chải theo chiều lên xuống hoặc xoay tròn từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không chải theo chiều ngang. Bên cạnh đó, cần chọn bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương cho nướu.

    b. Sử dụng chỉ nha khoa

    Nếu bạn chỉ đánh răng không thì sẽ không thể làm sạch răng, vì thức ăn thừa có thể bị mắc kẹt tại các kẽ răng. Việc này thì chỉ nha khoa có thể giúp bạn lấy chúng ra một cách dễ dàng và không gây đau đớn.

    c. Thường xuyên súc miệng

    Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng có tính sát khuẩn sẽ giúp răng bạn luôn sạch sẽ và hơi thở thơm tho.

    Chìa khóa để giữ nụ cười rạng rỡ, khỏe mạnh là vệ sinh răng miệng đúng cách

    d. Tránh ăn vặt, nước uống có gas

    Đồ ăn vặt và nước uống có gas cũng là nguyên nhân rất dễ gây sâu răng. Do chúng thường khá ngọt nên dễ tạo nên mảng bám và khiến vi khuẩn phát triển trong miệng tạo ra axit phá hủy men răng.

    e. Chế độ ăn giàu canxi

    Canxi có nhiều trong trứng, sữa, hải sản. Vì vậy, khi cơ thể có đầy đủ canxi sẽ giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

    f. Khám răng định kỳ

    Theo khuyến cáo, bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh liên quan răng miệng và có hướng điều trị tích cực.

    Cùng Mangyte giải đáp các thắc mắc về bệnh sâu răng:

      Chữa hôi miệng, sâu răng bằng loại gia vị này


    AloBacsi tổng hợp

    Lần cập nhật cuối: 14:34 25/09/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/benh-sau-rang-n418199.html)
Từ khóa: bệnh sâu răng

Chủ đề liên quan:

bệnh sâu răng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY