Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sâu răng và tất cả những điều bạn cần biết

Sâu răng nếu không biết để chữa trị bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc gãy, mất răng.

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

Sâu răng và tất cả những điều bạn cần biết

Ảnh minh họa.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. thăm khám thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sâu răng.

Nguyên nhân gây sâu răng

Bạn dễ bị sâu răng vì 2 nguyên nhân chính:

Vi khuẩn trong miệng

Các mẩu thức ăn còn mắc kẹt trong kẽ răng

Thực tế, sự hiện diện của vi khuẩn trong khoang miệng là điều bình thường. Tuy nhiên, chúng sẽ tiết ra axit khi phân giải lượng đường trong các mẩu vụn thức ăn. Loại axit này có khả năng ăn mòn lớp men cứng phủ bên ngoài răng và hình thành lỗ sâu. Nếu kéo dài, các lớp bên trong như ngà răng hoặc thậm chí tủy răng chứa các dây thần kinh và mạch máu cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng.

Một số yếu tố nguy cơ

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân lớp men răng bị ăn mòn còn có khả năng đến từ những yếu tố như:

Chăm sóc răng không tốt, sai cách: thường xuyên quên đánh răng hoặc sử dụng tăm nhọn, cứng để xỉa răng

Thói quen ăn vặt: thường xuyên ăn các món ăn vặt như kẹo cứng, bánh quy hoặc uống soda, nước ngọt… rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong miệng hoạt động bởi lượng đường trong đây quá cao

Một số thực phẩm, thức uống có thể góp phần ăn mòn men răng do tính axit cao như chanh, nước trái cây…

Axit dạ dày đôi khi cũng có khả năng tiếp xúc với răng ở những người đang bị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Thiếu flo khiến sức khỏe răng suy giảm đáng kể, dễ chịu tác động bởi vi khuẩn.

Lượng nước bọt quá ít cũng gây khó khăn cho việc loại bỏ các mẩu vụn thức ăn kẹt lại trong kẽ răng và các vi khuẩn gây bệnh.

Các triệu chứng của bệnh sâu răng

Do một số nguyên nhân mà lỗ sâu hình thành trên răng khi việc vệ sinh răng miệng không được kỹ lưỡng và sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn nếu lỗ sâu răng này không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng ban đầu của răng sâu là răng bị đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy triệu chứng khó chịu gì, lỗ sâu răng chưa có, các kích thích do thức ăn nóng lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen, lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu.

Cảm thấy ê buốt và nhức nhối khi ăn thức ăn nóng lạnh và cảm giác đau khi ăn thức ăn nóng.

Răng sâu sẽ làm cho hơi thở của người bệnh có mùi hôi, người bệnh có thể không biết và không cảm nhận được điều này nhưng triệu chứng hơi thở nặng mùi này đôi lúc làm cho họ thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh.

Sâu răng làm cho răng đổi màu trở nên kém thẩm mỹ, nhất là vị trí ở răng cửa.

Nếu lỗ sâu răng này không được phát hiện sớm thì nó sẽ tiếp tục ăn sâu vào trong và có thể lan rộng các răng khác, phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, ảnh hưởng vào lớp sâu hơn của răng gây viêm tủy.

Răng đau nhiều hơn và kéo dài, cơn đau xuất hiện liên tục hoặc từng cơn, và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm Áp-xe, nhiễm trùng chóp răng,.. nếu không được điều trị kịp thời, và có nguy cơ phải nhổ bỏ cái răng này.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/sau-rang-va-tat-ca-nhung-dieu-ban-can-biet-50928.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sau-rang-va-tat-ca-nhung-dieu-ban-can-biet/20210224073747336)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê, khoảng khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng…
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY