Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bệnh tay chân miệng: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh

Ngay trong phác đồ chẩn đoán, điều trị ban hành ngày 19/7, Bộ Y tế cũng khẳng định bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

Cao điểm của bệnh thường từ tháng 8 đến tháng 11

Đó là khẳng định của TS Nguyễn Văn Bình ngày 21/7 khi đưa ra dự báo của ngành y tế dự phòng về tình hình dịch tay chân miệng năm 2011.

“Thông thường, cao điểm của bệnh rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Do đó, dự báo trong thời gian tới, số người mắc bệnh TCM sẽ tiếp tục gia tăng. Từ cảnh báo này, công tác phòng chống bệnh đang được đẩy cao nhất tại tất cả các tuyến” - ông Bình khẳng định.


Thực tế, đến giữa tháng 7/2011 đã xuất hiện hai trẻ lớn (trên 10 tuổi) Tu vong do tay chân miệng">bệnh tay chân miệng (TCM) khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng, tỉ lệ trẻ lớn Tu vong do bệnh TCM đến nay vẫn thấp hơn nhiều so với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (2 trẻ Tu vong/800 trẻ mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 0,25%). Chiều 21/7, TS Nguyễn Văn Bình - cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho hay hầu hết trường hợp bị bệnh TCM sẽ khỏi nếu căn nguyên gây bệnh bắt nguồn từ coxsackievirus (A16), nhưng nếu do nhiễm enterovirus 71 (EV71), trẻ sẽ có biểu hiện nặng hơn, có thể bị biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

“Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm EV71, nhưng không phải tất cả đều bị bệnh. Bệnh chỉ xảy ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại EV71. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh TCM” - ông Bình nói.

Hiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều chưa có văcxin và Thu*c điều trị đặc hiệu đối với bệnh TCM. Bệnh chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân nhiễm virut nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho cả trẻ em và người chăm sóc trẻ (phụ huynh, giáo viên), nhất là khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo phụ huynh theo dõi chặt sức khỏe con em mình, kịp thời phát hiện các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối để cách ly và điều trị hiệu quả, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Số ca Tu vong tăng 10 lần

Trước diễn biến phức tạp của bệnh TCM, ngày 21/7 Viện Pasteur TPHCM cùng lãnh đạo tám trung tâm y tế dự phòng các tỉnh phía Nam có số ca mắc TCM cao, 8 bệnh viện nhận điều trị những bệnh nhi mắc bệnh TCM đã cùng bàn về việc xây dựng hệ thống giám sát bệnh TCM.

TS.BS Trần Ngọc Hữu - viện trưởng Viện Pasteur TPHCM - khẳng định bệnh TCM đang là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của xã hội. Từ đầu năm đến ngày 21/7, tại 20 tỉnh thành phía Nam đã có 17.651 ca mắc bệnh TCM, trong khi cả nước có khoảng hơn 20.000 ca. Không chỉ số ca mắc nhiều mà số ca Tu vong tại các tỉnh phía Nam từ đầu năm đến nay đã là 59 ca, tăng gần 10 lần so với tổng số ca Tu vong của năm 2010 (chỉ có sáu ca mắc bệnh TCM Tu vong).

BS Nguyễn Thanh Hùng, phó giám đốc BV Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết những tháng trước 70% số trẻ mắc bệnh TCM nhập viện tại BV Nhi Đồng 1 ngụ ở TPHCM, 30% số trẻ nhập viện ở tỉnh thì hiện nay con số này được hoán đổi. BS Hùng nhận định số trẻ mắc bệnh TCM ở TP có xu hướng giảm, trong khi ở các tỉnh lại có xu hướng tăng, dự báo dịch bệnh này còn tiếp tục kéo dài đến cuối năm nay hoặc sang đầu năm sau. Hiện mỗi ngày BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận 60-80 ca mới nhập viện. Mỗi giường bệnh nằm ghép 2-3 bệnh nhi, bệnh nhi mắc bệnh TCM nằm ngoài hành lang từ tầng 1 (khoa nhiễm nơi điều trị bệnh TCM - PV) kéo dài xuống tầng trệt. Các bác sĩ điều trị mệt phờ phần vì bệnh nhân đông và phần vì bệnh diễn tiến nhanh.

BS Phan Văn Tú, phó khoa vi sinh miễn dịch Viện Pasteur TP.HCM, cho rằng năm nay số trẻ mắc bệnh trên 5 tuổi nhiều, khác những năm trước. BS Trần Thị Thúy, phó khoa nhiễm BV Nhi Đồng 2, cho biết gần đây tại BV Nhi Đồng 2 đã có hai cháu (11 tuổi và 13 tuổi) mắc bệnh TCM nhập viện trong tình trạng nặng, trong đó cháu 13 tuổi đã Tu vong. Những trẻ lớn nhập viện đều không có triệu chứng thần kinh như giật mình mà chỉ có những triệu chứng về hô hấp và tim mạch. Tại sao số trẻ mắc bệnh tăng nhanh?

TS Trần Ngọc Hữu cho rằng câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm hiện nay là tại sao năm nay lại có rất nhiều người mắc bệnh TCM như vậy? Hiện nay mới chỉ có thông tin đầu tiên để trả lời câu hỏi này là năm nay có sự chuyển đổi của type virut trước đây là C5, còn năm nay là C4. Nhưng muốn trả lời chính xác phải có số liệu đi từ một hệ thống giám sát về mặt virut, lâm sàng, dịch tễ.

Trước năm 2003, tại nước ta chưa ghi nhận một ca TCM nào, điều này không có nghĩa chúng ta không có ca bệnh mà có thể chúng ta không biết đến. Từ năm 2003-2007 chúng ta có những ghi nhận ban đầu về ca TCM ở khu vực phía Nam nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất lẻ tẻ. Từ năm 2008, Bộ Y tế đã đưa bệnh TCM vào 28 bệnh truyền nhiễm cần phải báo cáo. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự thống kê mỗi một tháng có bao nhiêu ca mắc, bao nhiêu ca Tu vong mà không có những thông tin khác về mặt dịch tễ học, về mặt virut học, về mặt lâm sàng.

TS Trần Ngọc Hữu cho rằng về mặt dịch tễ học hiện chưa xác định được số trẻ mắc bệnh từ đâu. Theo số liệu của TPHCM, 70% trẻ em mắc bệnh TCM là những trẻ không đi nhà trẻ. Những nhà trẻ ở các nhóm gia đình thì chưa được đề cập, liệu có phải lây từ đó hay không? Vì vậy, TS Ngọc Hữu rằng việc xây dựng hệ thống giám sát bệnh TCM là rất cần thiết. Ông Đỗ Kiến Quốc, khoa y tế công cộng Viện Pasteur TPHCM, cho rằng trước đây do hệ thống giám sát bệnh TCM chủ yếu lấy số liệu từ các bệnh viện, các đề tài nghiên cứu nên không xác định được chủng virut gây bệnh, không được lấy mẫu đều trong một năm để xác định chủng virut.

Chính vì không giám sát đặc điểm dịch tễ học nên không định hướng được hướng phòng chống dịch. Xây dựng một hệ thống giám sát trọng điểm tăng cường xét nghiệm ở các tỉnh khu vực phía Nam sẽ xác định sự phân bố bệnh TCM theo địa điểm, thời gian yếu tố nguy cơ, xác định sự lưu hành của các chủng virut gây bệnh tại khu vực.

Đà Nẵng: bệnh có chiều hướng tăng

Chiều 21/7, BS Nguyễn Út - phó giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng - cho biết vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của nam thanh niên N.H.Đ. (23 tuổi, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) từ Viện Pasteur Nha Trang xem có phải bị bệnh TCM không. Tại BV Da liễu Đà Nẵng, anh Đ. bị nổi mụt nước lòng bàn tay, bàn chân, thắt lưng...

Bệnh TCM có chiều hướng tăng trên địa bàn TP Đà Nẵng. Ngày 11 và 12/7 chỉ khoảng 30 ca mắc nhưng đến ngày 21/7 đã tăng lên 50 bệnh nhân nằm điều trị tại Trung tâm Phụ sản - nhi, trong đó có chín ca bệnh nặng.

* Chiều cùng ngày, ông Hồ Minh Nên, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi, cho biết bệnh TCM bùng phát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ đầu tháng 5 đến nay đã làm trên 2.800 trẻ em mắc phải. Trong số này đã có năm trẻ Tu vong, số trẻ mắc bệnh nhiều nhất từ 1-5 tuổi. Theo ông Nên, từ đầu tháng 7 đến nay bệnh TCM đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Đáng lo ngại là bệnh TCM đang xuất hiện rải rác trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Riêng trong ngày 19/7, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đã ghi nhận hai trường hợp đầu tiên trẻ bị TCM.

Theo Ngọc Hà, Thùy Dương, Đ.Cường, V.Minh - Tuổi Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-tay-chan-mieng-moi-lua-tuoi-deu-co-the-mac-benh-9604.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY