Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Bệnh Tiểu Đường Trong Thai Kỳ

1. Tiểu đường thai kỳ là gì ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) haybệnh tiểu đường khi mang thai, là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, dù trước đó họ chưa bị bệnh này. Trong khi mang thai, thường là khoảng tuần thứ 24, nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi bạn mắc tiều đường thai kỳ lần đầu thì nó sẽ trở lại trong lần mang thai sau. Và những người phụ nữ tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ thành bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 7 lần những người không mắc tiểu đường thai kỳ.

Những yếu tố nguy cơ dễ mắc tiểu đường thai kỳ

- Thừa cân

- Đường trong máu cao

- Cholesterol không lành mạnh

- Huyết áp cao

- Hút Thu*c

- Không nhận được đủ hoạt động thể chất

- Ăn uống không lành mạnh

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ không có nghĩa là bạn bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc là bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh. Nhưng nếu không may mắc phải, bạn cần làm theo lời khuyên của bác sĩ về đường huyết trong thời kỳ mang thai, để cơ thể bạn và em bé được khỏe mạnh.

2. Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và thai nhi

Đối với người mẹ

- Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai).

- Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh.

- Nếu bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai thì tỷ lệ sảy thai ở bà mẹ là 9-14%. Nếu bị đái tháo đường nhưng kiểm soát đường huyết kém thì tỷ lệ sảy thai cao gấp đôi so với kiểm soát đường huyết tốt. Nếu như sự kiểm soát đường huyết kém kéo dài trên 10 năm thì tỷ lệ sảy thai có thể lên tới 44%. Do vậy, kiểm soát đái tháo đường trước mang thai và trong khi mang thai là chìa khoá an toàn cho bà mẹ.

Đối với thai nhi

- Trẻ sinh non dễ gặp triệu chứng suy hô hấp và thường yếu ớt hơn trẻ đủ tháng vì vậy chúng cần được chăm sóc đặc biệt hơn từ khi mới ra đời

- Da của trẻ chuyển sang màu vàng và tròng trắng của mắt có thể đổi màu—gọi là vàng da.  Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng và không nghiêm trọng lắm nếu được điều trị.

- Về thai nhi, qua nghiên cứu và theo dõi, người ta thấy rằng các đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị đái tháo đường phải gánh chịu nhiều nguy cơ như thai nhi dễ bị chấn thương trong khi sinh gấp 2 lần so với đứa trẻ bình thường, nguy cơ phải mổ đẻ gấp 3 lần và nguy cơ bị suy yếu thai gấp 4 lần. Thêm vào đó, người ta thấy dường như đứa trẻ dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh hơn nếu mẹ bị đái tháo đường.

- Tỷ lệ dị tật bẩm sinh tự nhiên ở thai nhi vào khoảng 1-2%. Nhưng nếu bà mẹ bị đái tháo đường thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi tăng gấp từ 4-8 lần so với thông thường. Nhất là với các bà mẹ không thể kiểm soát đái tháo đường trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh cho con có thể là 5,1-9,8%.

- Về phía trẻ mới sinh, người ta thấy những đứa trẻ mới sinh từ các bà mẹ bị đái tháo đường thì hay phải chăm sóc bằng lồng kính nhân tạo hơn so với các đứa trẻ bình thường. Chúng còn phải mang trong mình những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn như bị rối loạn chuyển hoá và nguy cơ bệnh tim mạch.

- Những đứa con được sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường bất kể là đái tháo đường trong thai kỳ hay trước thai kỳ, chúng đều bị rối loạn chuyển hoá tới tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ này có nguy cơ cao bị chứng bệnh không dung nạp đường, một tiền triệu của đái tháo đường trong tương lai. Tỷ lệ trẻ em bị rối loạn dung nạp đường máu ở trẻ 10-16 tuổi là 19,3% nếu như được sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường. Ngoài sự rối loạn không dung nạp đường huyết người ta còn thấy chúng còn có thể bị béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

3. Giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

- Khi bạn tăng cân hơn 20% so với trọng lượng cơ thể trước đó, khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ của bạn cũng sẽ tăng lên? Vì vậy, giảm một vài cân có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn: Ăn đủ rau, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế chất béo đến 30% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày của bạn. Thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn giúp bạn đảm bảo các vấn đề sức khỏe khác.

- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, thêm vào đó nó có thể giúp bạn giảm cân, quản lý căng thẳng, và cảm thấy tốt hơn.

- Trong trường hợp bạn đã mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên kiểm tra bệnh 6-12 tuần sau khi sinh con và ít nhất 3 năm sau đó để ngăn ngừa tiểu đường loại 2. Việc điều trị cho thai phụ bị tiểu đường không có gì khác với việc điều trị những bệnh nhân tiểu đường khác. Hiện nay, người ta chưa phát hiện hậu quả có hại nào của các Thu*c điều trị tiểu đường, kể cả insulin trên sự phát triển của thai nhi. Bệnh nhân cần tiết chế ăn uống, dùng nhiều vitamin, khoáng chất, ít chất bột, đường. Trong trường hợp nặng, bệnh không cải thiện với chế độ ăn kiêng, thai phụ phải sử dụng thêm các loại Thu*c hạ đường huyết. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn phải dùng đến insuline tiêm dưới da. Tất nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị bởi thầy Thu*c sản khoa và nội tiết nhiều kinh nghiệm.

4. Điều trị tiểu đường thai kỳ

Mỗi thai phụ nên có phác đồ điều trị riêng biệt được xây dựng tùy tình trạng của thai phụ, nhưng có một số phương cách chung để ổn định sức khỏe cùng với đái tháo đường trong thai kỳ:

-  Nắm biết đường huyết của bạn và giữ nó trong tầm kiểm soát – Bằng việc biết được nồng độ đường trong máu của bạn là bao nhiêu, bạn sẽ giữ nó trong giới hạn bình thường dễ dàng hơn. Các bà mẹ thường cần kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày để xác định  nồng độ đường huyết của họ.

- Ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe – Nhân viên y tế của bạn có thể lập phác đồ với chế độ ăn tốt nhất dành cho bạn. Thông thường kiểm soát chất đường bột là một phần quan trọng trong chế độ ăn của những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ bởi vì chất bột, đường tác động đến đường trong máu.

  - Hãy vận động thể lực vừa phải, đều đặn - Tập luyện có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết. Nhân viên y tế của bạn có thể cho bạn lời khuyên về những hoạt động tốt nhất và mức độ vận động phù hợp với bạn.

  - Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn. Điều quan trọng là theo dõi cả tổng cân nặng tăng thêm lẫn mức độ tăng cân mỗi tuần.

   - Ghi nhận chế độ ăn, vận động thể lực, và nồng độ đường huyết của bạn hàng ngày – Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực của họ, và tất cả mọi thứ họ ăn, uống vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày.  Việc này giúp theo dõi quá trình điều trị và điều gì cần được thay đổi nếu có.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2c673176801b623c191159)

Tin cùng nội dung

  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY