12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bệnh tiểu đường type 1.5 là gì? Nó khác với bệnh tiểu đường type 1 và type 2 như thế nào?

Rất nhiều người tin rằng có hai loại bệnh tiểu đường là type 1 và type 2. Điều thú vị là có một loại khác không phù hợp với cả hai nhóm này, đó là bệnh tiểu đường type 1.5, còn được gọi là bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA).

Đây là một tình trạng có một số tính chất và đặc điểm của cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Tuy nhiên, nó được cho là có nhiều điểm chung với type 1 hơn.

Giống như bệnh tiểu đường type1, bệnh tiểu đường type 1.5 có một thành phần tự miễn dịch, trong đó tuyến tụy ngừng sản xuất insulin đầy đủ và làm hỏng các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Điều gì gây ra LADA hoặc bệnh tiểu đường type 1.5?

Không có cách nào để xác định lý do tại sao các kháng thể thường có để bảo vệ hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏi các mầm bệnh có hại lại hoạt động mạnh và bắt đầu phá hủy các tế bào sản xuất insulin của chính cơ thể.

Bệnh tiểu đường type 1.5, còn được gọi là bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA).

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nó có thể là do di truyền chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn dịch. Hơn nữa, các tác nhân môi trường cũng có thể là nguyên nhân. Các yếu tố như béo phì hoặc thừa cân, nhiễm virus và căng thẳng có liên quan đến bệnh tiểu đường type 1.5, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1.5

Bệnh tiểu đường type 1.5 hay LADA được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành và xảy ra dần dần giống như bệnh tiểu đường type 2. Nhưng hai bệnh này rất khác nhau vì LADA là một bệnh tự miễn dịch và không thể hồi phục khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Mặc dù nó có những điểm tương đồng nhất định với bệnh tiểu đường type 1, do nó có các thành phần tự miễn dịch, nó tiến triển dần dần và do đó, các triệu chứng có thể rất mơ hồ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu nhận biết bao gồm: giảm cân không rõ nguyên nhân và tăng nhiễm trùng nấm men.

Bệnh tiểu đường type 1.5 được chẩn đoán như thế nào?

Như đã thảo luận, bệnh tiểu đường type 1.5 thường xảy ra ở tuổi trưởng thành, cụ thể là ở những người trên 40 tuổi. Đó là lý do tại sao nó thường bị hiểu nhầm với bệnh tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, bước đầu tiên để chẩn đoán tình trạng bệnh là kiểm tra lượng đường trong máu cao bất thường. Nhưng điều này sẽ không xác định bạn mắc loại bệnh tiểu đường nào, đó là lý do tại sao bạn cần phải thực hiện xét nghiệm để xác định sự hiện diện của kháng thể axit glutamic decarboxylase (GAD), sẽ chỉ ra một cuộc tấn công của hệ thống miễn dịch.

Những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 1.5 không cần insulin trong vài tháng cho đến hàng năm sau khi được chẩn đoán.

Ngoài ra, GAD là một kháng thể phá hủy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin ở những người có tiểu đường type 1.5.

Cũng giống như bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 1.5 là kết quả của việc cơ thể không sản xuất đủ insulin. Tuy nhiên, vì nó hình thành dần dần, thuốc uống có thể giúp ích trong quá trình điều trị ban đầu.

Không giống như bệnh tiểu đường type 1, những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 1.5 không cần insulin trong vài tháng cho đến hàng năm sau khi được chẩn đoán.

Bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý, người ta có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường type 1.5. Nhưng khi cơ thể giảm khả năng sản xuất insulin, họ sẽ cần tiêm insulin.

Xem thêm: Sau khi ăn xong bạn nên nằm, ngồi, đứng hay tập thể dục?

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/benh-tieu-duong-type-15-la-gi-no-khac-voi-benh-tieu-duong-type-1-va-type-2-nhu-the-nao-36026/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY