12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bệnh tiểu đường và nguy cơ di truyền

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, y học đã ghi nhận có yếu tố di truyền đối với bệnh bên cạnh những yếu tố xã hội khác.

Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như: mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.

Xác suất rất cao từ di truyền

Các nghiên cứu về di truyền bệnh tiểu đường trong gia đình cho thấy khả năng con cái bị di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ là rất cao có thể lên tới 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh đái tháo đường là 15-20%.

Nhiều bệnh nhân cho rằng, lúc mình đẻ con chưa bị mắc đái tháo đường thì con sẽ không bị mắc bệnh này. Nhưng sự thực thì khả năng mắc bệnh theo gene di truyền đã được định hình từ lúc trẻ hình thành trong bụng mẹ. Do đó, khi trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường thì bạn hoàn toàn có thể nhận được gene gây bệnh đái tháo đường”.

Nếu trong gia đinh có bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì con cái có nguy cơ bị bệnh rất cao. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu của trường Ðại Học Texas, Mỹ mới công bố gần đây trên chuột cho thấy, dù bản thân chuột cái lúc có thai không bị bệnh đái tháo đường nhưng những chuột cháu thuộc thế hệ đời thứ 2 của nó vẫn dễ bị béo phì và xuất hiện sự đề kháng với insulin. Nhóm nghiên cứu này, tin tưởng công trình của họ là đầu tiên chứng minh được sự truyền bệnh có thể di truyền chéo.

Như vậy, theo như nghiên cứu này, gia đình nào có ông bà bị mắc bệnh tiểu đường, thế hệ thứ hai (con) có thể không bị mắc bệnh, nhưng cháu (thế hệ thứ 3) có khả năng bị mắc bệnh do yếu tố di truyền cách.

Mang thai và tiểu đường

Trong trường hợp này, khả năng thai nhi bị nhiễm bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ không cao chỉ từ 1-5%. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ kiểm tra thấy mình bị bệnh đái tháo đường ở dạng nhẹ thì sẽ có khả năng khỏi sau khi sinh con.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai một cách bình thường nếu giữ được mức đường trong máu ổn định, vì nếu không sẽ làm tăng nguy cơ đứa bé bị dị dạng.

Trường hợp nếu sản phụ bị tiểu đường mà không kiểm soát đường trong máu tốt sẽ dẫn đến tăng lượng đường ở thai nhi, làm thai nhi lớn nhanh hơn bình thường và có thể gây khó khăn trong lúc sinh.

Bệnh tiểu đường có khả năng lan truyền

Một số nhà nghiên cứu gần đây cho rằng bệnh tiểu đường còn có khả năng lây lan thông thường như qua đường hô hấp, tiếp xúc...

Các nhà khoa học ở Leed và Newcaslte (Anh) đưa ra ý kiến này dựa trên việc phân tích các dữ liệu trong vòng 25 năm qua của 4.000 người bị mắc bệnh tiểu đường ở Yorkshire. Họ đã phát hiện ra một số thời điểm và khu vực có số người mắc căn bệnh này cao một cách bất thường. Vì vậy, bệnh đái tháo đường có thể gây ra bởi một nguyên nhân thông thường, và đó có thể là qua quá trình lây lan.

Nghiên cứu này càng củng cố quan điểm cho rằng các phương thức lây lan thông thường và điều kiện liên quan tới môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

T3H

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/benh-tieu-duong-va-nguy-co-di-truyen-18963/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY