Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị là thắc mắc của nhiều người bệnh. Đọc ngay bài viết để phòng ngừa và điều trị đúng cách

bệnh vảy phấn trắng là một bệnh mãn tính xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. bệnh có liên quan đến cơ chế tự miễn nên còn được gọi là rối loạn đáp ứng miễn dịch xuất hiện trên da. bệnh thường lành tính và không gây nguy hiểm. tuy nhiên vảy phấn trắng xuất hiện gây mất thẩm mỹ trên da và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bệnh nhân.

Bệnh vảy phấn trắng là gì?

Bệnh vảy phấn trắng là một trong những bệnh ngoài da lành tính nhưng xuất hiện khá phổ biến. nhất là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. bệnh vảy phấn trắng có tên gọi quốc tế là pityriasis alba (tên gọi liên quan đến đặc điểm hình thái). trong đó pityriasis được định nghĩa là vảy mịn. còn alba còn được định nghĩa là sự nhạt màu hay còn gọi là giảm sắc tố. đa phần những người mắc bệnh vảy phấn trắng và một số trường hợp khác có tiền sử bị dị ứng đều là những triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng.

Bệnh vảy phấn trắng có tổn thương là những vùng da xuất hiện với nhiều vết bất thường hình bầu dục, hình tròn và một số hình dạng không rõ ràng khác. bên cạnh đó ở những vị trí này cũng có dấu hiệu giảm sắc tố rõ rệt. trên bề mặt của da còn xuất hiện các vảy nhỏ (hay còn gọi là vảy cám) có kích thước khoảng 0,5 – 2cm hoặc hơn. chúng bám chắc vào da, khó tróc. những tổn thương vảy này tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng chúng tổn tại khá lâu và làm mất thẩm mỹ trên da. khi bệnh vừa khởi phát, các vảy sẽ có màu hồng kèm theo ngứa ngáy. sau đó nhạt màu dần.

Vị trí xuất hiện vảy phấn trắng thường là trên mặt, hai tay, hai chân và thân người. đối với trẻ em khi mắc bệnh, vảy phấn trắng sẽ xuất hiện nhiều ở mặt. đặc biệt là ở hai bên má. ngoài trẻ em và trẻ vị thành niên, đối với những người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình bị hen suyễn, chàm thể tạng cũng có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. khi bị nhiễm virus hoặc vi trùng, bệnh vảy phấn trắng của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vảy phấn trắng

So với những bệnh da liễu khác, bệnh vảy phấn trắng có một số dấu hiệu đơn giản, điển hình nên rất dễ nhận biết. để có thể xác định chính xác bạn có đang mắc bệnh hay không, bạn cần quan sát thật kỹ những biểu hiện tổn thương trên da. nếu trên bề mặt da của bạn xuất hiện những đốm lạ hình tròn, hình bầu dục hoặc một số hình dạng khác kèm theo vảy, khó bong tróc, kích thước khoảng 0,5 – 2cm, vảy màu hồng nhạt kèm theo ngứa ngáy có nghĩa bạn đang mắc bệnh vảy phấn trắng.

Trẻ em từ 3 – 16 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đối với trẻ em, vị trí thường xuất hiện vảy là hai bên má hoặc cả mặt. Tuy nhiên ở trẻ em, bệnh thường bị nhầm lẫn với lang ben. Để tránh nhầm lẫn ba mẹ có thể dựa vào đặc điểm điển hình của cả hai bệnh này. Đối với bệnh vảy phấn trắng, các mảng giảm sắc tố sẽ xuất hiện ở mặt trong. Trong khi các mảng giảm sắc tố ở bệnh nhân bị lang ben thường xuất hiện ở ngực và cổ.

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra chính xác bệnh lý và mức độ phát triển bệnh. đồng thời áp dụng phác đồ điều trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa đề ra. điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị. đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh, ba mẹ cần động viên trẻ để trẻ không cảm thấy mặc cảm, tự ti khi giao tiếp, tiếp xúc với mọi người.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy phấn trắng

Hiện nay nguyên nhân chính khiến bệnh bệnh vảy phấn trắng khởi phát vẫn chưa được tìm thấy và chưa được xác định một cách rõ ràng. tuy nhiên dựa trên nhiều cuộc nghiên cứu và thăm dò, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố có khả năng tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của bệnh. đó là:

Thời tiết

Khi khí hậu trở nên nóng ẩm, khí hậu khô hanh hoặc thời tiết đột ngột thay đổi là nguyên nhân dẫn đến sự tác động và khiến bệnh vảy phấn trắng xuất hiện.

Hóa chất

Đối với những người có thói quen hoặc có công việc buộc phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như: một số chất tẩy rửa chứa kiềm, xà phòng… sẽ có khả năng mắc bệnh vảy phấn trắng cao hơn so với những người bình thường. bởi các loại hóa chất này có thể tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bạn.

Di truyền

Tương tự như một số bệnh ngoài da khác, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bệnh vảy phấn trắng xuất hiện. đối với những người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình bị hen suyễn, chàm thể tạng cũng có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. hoặc bản thân đã từng hoặc đang mắc phải bệnh vảy nến đều có khả năng mắc bệnh vảy phấn trắng.

Cơ địa

Hầu hết những người thường xuyên mắc phải một số bệnh lý về da như: Da khô, chàm, viêm da… hoặc bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn đều có tỉ lệ mắc bệnh rất cao.

Một số yếu tố khác

Trong trường hợp da bị trầy xước, phải chịu áp lực thường xuyên khiến tâm lý căng thẳng hoặc bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus… bạn cũng có khả năng mắc bệnh vảy phấn trắng.

Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng

Hiện nay tồn tại rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng. Đó là:

    Sử dụng một số loại Thu*c bôi ngoài da: Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một loại Thu*c bôi ngoài da để kháng viêm, sát khuẩn. Đồng thời cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
  • Sử dụng ánh sáng: Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc trung bình, bác sĩ sẽ sử dụng tia cực tím để khắc phục bệnh lý, tình trạng ngứa ngáy, các đốm vảy và một số triệu chứng khó chịu đi kèm.
  • Dùng Thu*c: Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc quá nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại Thu*c sinh học. Những loại Thu*c này sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt bệnh lý, khắc phục triệu chứng. Đồng thời điều trị đúng nguyên nhân, đúng thời gian, tiến trình khởi phát bệnh và mức độ nặng lên của bệnh.

Những phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng đều có chung mục đích là kiểm soát tốt tình trạng đóng vảy, triệu chứng ngứa ngáy và đau khớp. đồng thời giúp giảm kích thước của những vùng da đang bị tổn thương, vệ sinh và làm sạch vùng da có vảy ngứa.

Bên cạnh đó những phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng còn giúp bệnh nhân ức chế sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa một số biến chứng nghiêm trọng như: biến dạng khớp, ban đỏ da, vảy nến toàn thân. hơn thế việc dùng Thu*c để chữa bệnh còn giúp người bệnh ngăn ngừa và làm giảm khả năng tái phát. đồng thời giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Lưu ý:

    Việc sử dụng Thu*c mỡ hydrocortisone 1%, kem bôi hoặc chữa bệnh với steroid hiệu lực thấp bôi tại chỗ có thể tác động và làm giảm hồng ban. Đồng thời giúp người bệnh giảm ngứa, rút ngắn thời gian điều trị và làm tăng tốc độ tái tạo sắc tố da.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh vảy phấn trắng

Để bệnh vảy phấn trắng và những triệu chứng khó chịu có thể nhanh chóng được khắc phục, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

    Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi đối với da sẫm màu, những vùng da bị bệnh sẽ càng thể hiện rõ hơn

Những cách phòng ngừa bệnh vảy phấn trắng

Bạn có thể phòng ngừa vảy phấn trắng xuất hiện với những cách sau đây:

    Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa và các loại hóa chất. Bạn nên lựa chọn dầu gội, xà phòng tắm phù hợp với da. Đặc biệt là làn da nhạy cảm ở trẻ nhỏ

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “bệnh vảy phấn trắng là gì? triệu chứng và cách điều trị” tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bện nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. đồng thời áp dụng một số phương pháp điều trị chuyên sâu dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, những chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-vay-phan-trang)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY