Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch: Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp

TP - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá, thời điểm này Bệnh viện Bạch Mai được coi như một ổ dịch, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng. Do đó, Bộ Y tế đã lập một tổ công tác đặc biệt gồm 15 người để hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai phòng dịch.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo, điều hành công tác phòng bệnh, giám sát dịch tễ, xử lý môi trường phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai; tổ chức điều tra các trường hợp bệnh đã xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ; giám sát triển khai các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn; xử lý môi trường tại Tổ công tác đã chỉ đạo bệnh viện thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh việc cách ly y tế đối với gần 500 người của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa C4 - Viện Tim mạch và Khoa Thần kinh), bệnh viện đang thực hiện lấy mẫu toàn bộ gần 5.000 người gồm nhân viên y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân để xét nghiệm sàng lọc COVID- 19, những vị trí có nhiều nguy cơ sẽ được xét nghiệm trước.

Trước cổng Bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng vẫn khá đông xe ôm và taxi tụ tập đón khách Ảnh: Nguyễn Thắng

Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai đang kiểm soát người ra vào, chỉ còn duy trì một cổng phía đường Giải Phóng. Tất cả mọi người ra/vào khu vực cổng đều được lực lượng y tế, bảo vệ đo thân nhiệt, xịt dung dịch sát trùng. Khoảng 5.000 người gồm 4.000 nhân viên y tế và 1.000 người bệnh, người nhà tại viện được xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trong những ngày này.

Từ ngày 26 - 29/3, Bộ Y tế giao nhiều đơn vị phối hợp lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, các tỉnh thành cũng lập danh sách những người đã đến khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay để xét nghiệm. Trong số này, riêng ở Hải Phòng đã có 380 người.

Dự kiến mỗi ngày có 1.000 người được lấy mẫu xét nghiệm và nhiều đơn vị sẽ tham gia xét nghiệm. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho biết: “Dự kiến hôm nay (27/3) sẽ xét nghiệm xong lần 1, khi đó chúng tôi mới đánh giá được chính xác mức độ nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng”.

Để hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh, chiều 26/3, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã yêu cầu các bệnh viện tuyến dưới chủ động khám chữa bệnh tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến đến Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp cần thiết cần chuyển, phải tuyệt đối phòng hộ, tránh lây nhiễm COVID-19. Theo đó, các cơ sở tổ chức khám, chữa bệnh tại chỗ toàn bộ người bệnh theo tuyến đã được phê duyệt và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, hạn chế tối đa chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Đối với người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại tuyến tỉnh, khi chuyển tuyến, ưu tiên chuyển đến các bệnh viện đầu ngành. Trường hợp đặc biệt, người bệnh bắt buộc phải chuyển tuyến đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, yêu cầu cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh tuân thủ các quy định phòng hộ cá nhân, tránh lây nhiễm trong bệnh viện.

Khu vực khám bệnh bên trong Bệnh viện Bạch Mai gần như không có ngườiẢnh: Nguyễn Thắng

Quyết định này được Bộ Y tế đưa ra sau khi Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 3 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó 2 nữ điều dưỡng là bệnh nhân 86 và bệnh nhân 87, được xác định nhiễm bệnh vào ngày 20/3. Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân 133 người Lai Châu được khẳng định mắc bệnh ngày 23/3. Bệnh nhân này đã điều trị tại khoa Thần kinh từ 29/2 - 22/3.

Để kiểm soát nguồn lây và phòng chống dịch bệnh COVID-19, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát và lập danh sách toàn bộ nhân viên làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý từ ngày 10- 26/3. Trong đó báo cáo cần ghi đầy đủ các nội dung về thông tin cá nhân, sổ chứng chỉ hành nghề, thời gian tham gia khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người hành nghề làm việc…

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo, tất cả người dân từng đến Bệnh viện Bạch Mai 14 ngày qua, tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có triệu chứng cần liên hệ ngay với cơ quan y tế. Những trường hợp khác nếu có bệnh, hạn chế tối đa việc đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại, bệnh viện đã tạm ngừng khám chữa bệnh theo yêu cầu và tái khám, chỉ tiếp nhận các trường hợp cấp cứu hoặc cần theo dõi, điều trị bệnh liên tục.

Nghệ An rà soát bệnh nhân trở về từ Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 26/3 Sở Y tế Nghệ An ra công văn yêu cầu rà soát tất cả các bệnh nhân trở về từ Bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để cách ly. Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS-TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, Sở đã giao các đơn vị tiến hành rà soát tất cả các bệnh nhân trở về từ Bệnh viện Bạch Mai “Triển khai rà soát, lập danh sách và thông báo ngay cho người dân đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để tự cách ly y tế tại nhà và theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khi có biểu hiện nghi mắc bệnh… Thông báo cho chính quyền địa phương để tổ chức quản lý và giám sát y tế ”, công văn của Sở Y tế Nghệ An nêu.

THU HIỀN

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/benh-vien-bach-mai-thanh-o-dich-bo-y-te-ho-tro-khan-cap-1630359.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Tr*nh th*i khẩn cấp là một trong những biện pháp Tr*nh th*i. Có thể sử dụng biện pháp này trong trường hợp quan hệ T*nh d*c mà không được bảo vệ và lo lắng sẽ có thai
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY