Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh là nơi có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao nhất

MangYTe – Trước tình hình có 2 ca thứ phát COVID-19, Hà Nội xác định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao do số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh lớn không chỉ của riêng thành phố mà có cả các tỉnh, thành phố khác.

Trước tình hình Hà Nội có 35 ca mắc COVID-19, trong đó có 11 ca mắc ngoài cộng đồng và 2 ca thứ phát, ngày 18/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội đã có công văn số 13 gửi các Bộ, ngành liên quan và các bệnh viện, ban chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở.

Theo đó, Hà Nội xác định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao do số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh lớn của thành phố và các tỉnh, thành phố khác về khám, chữa bệnh tại Hà Nội.

Vì vậy, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 Hà Nội yêu cầu các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo các chỉ đạo của Bộ Y tế.

Hà Nội xác định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao do số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh lớn.

Đồng thời, rà soát, phát hiện toàn bộ các nguy cơ thiếu an toàn phòng chống dịch của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và khẩn trương khắc phục các vấn đề tồn tại ngay sau khi đánh giá.

Đảm bảo tuyệt đối các ca bệnh nghi nhiễm COVID-19 phải được sàng lọc phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt chú ý xây dựng, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và các tổ công tác của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chuẩn bị đầy đủ các phương án ứng phó với tình huống dịch bệnh xảy ra trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thực hiện nghiêm túc việc tiếp đón, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly người bệnh khi đến khám, chữa bệnh theo quy định; quản lý an toàn người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và các đối tượng khác trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tiếp tục thực hiện việc giãn cách, hạn chế thăm bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các bệnh viện, một người bệnh nặng chỉ 01 người chăm sóc trực tiếp, hạn chế thay đổi người chăm sóc.

Hà Nội yêu cầu các bệnh viện phải đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường việc chăm sóc người bệnh toàn diện. Có phương án quản lý người ra vào bệnh viện, tránh để xảy ra tình trạng không kiểm soát được người ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động từ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú, quản lý bệnh nhân một cách hiệu quả.

Các đơn vị tổ chức thực hiện hiệu quả, không để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện phương án phòng chống dịch vệ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố, Sở Y tế trước ngày 25/8/2020.

Tổ chức các đoàn kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn về việc tuân thủ quy định bệnh viện an toàn theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Đặc biệt lưu ý các tiêu chí về sàng lọc và phân luồng, phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện, quản lý an toàn người bệnh, người nhà bệnh nhân, quản lý an toàn nhân viên y tế.

Xử lý hoặc phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền xử lý các bệnh viện không đảm bảo các yêu cầu công tác phòng chống dịch COVID-19.

Tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội văn bản nhắc nhở phê bình Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không chấp hành nghiêm túc công tác phòng chống dịch.

Đề xuất cấp có thẩm quyền dừng hoạt động của các bệnh viện. Đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bảo Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-vien-co-so-kham-chua-benh-la-noi-co-nguy-co-lay-nhiem-covid-19-cao-nhat-20200818180206569.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Tuyệt đối không tắm khuya, hoặc tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị “sốc nhiệt”, có thể gây Tu vong...
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì nếu quá nhiều đạm sẽ dẫn tới thiếu canxi. Lượng thực phẩm nên từ 120-150g thịt/cá/trứng... và 50g đậu/đỗ, vừng, lạc.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY