Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên triển khai Tạo hình đốt sống gãy bằng cement sinh học - Cuộc mổ nhỏ mang lại niềm vui lớn
Trang thông tin chính thức góp phần phòng chống bệnh Viêm phổi cấp do virus nCoV/
Cuộc mổ nhỏ mang lại niềm vui lớn
Khi đốt sống bị gãy, các mảnh vỡ nhỏ bên trong đốt sống bị xô lệch mỗi khi xoay trở hoặc vận động, gây đau đớn cho người bệnh. Trước đây, người ta phải bất động vùng gãy bằng cách nằm dài ngày và mang nẹp ngoài hoặc cố định khu vực gãy bằng một cuộc mổ bắt nẹp vis vào xương sống. Việc nằm dài ngày gây ra nhiều hậu quả như loãng xương gia tăng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu… và tỉ lệ liền xương thấp, rất thấp ở người loãng xương. Cuộc mổ cố định nẹp vis là một cuộc mổ lớn, mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ xảy ra các tai biến khá cao mà hiệu quả thì cũng rất hạn chế đối với các trường hợp loãng xương ở người cao tuổi.
Tạo hình đốt sống gãy (vertebroplasty) là một cuộc mổ nhỏ, không dùng đến dao kéo hay Thu*c mê. Chỉ cần gây tê tại chỗ và chích kim vào đốt sống gãy rồi bơm vào đó một ít cement lỏng với áp lực vừa đủ để cement có thể tràn vào trám kín các đường gãy, sau khi cement khô đi, các mảnh vỡ được gắn kết lại với nhau thành một khối, không còn hiện tượng xô lệch mỗi khi vận động và người bệnh hết đau. Sau mổ chừng nửa giờ là người bệnh đã có thể xoay trở thoải mái trong tư thế nằm và chỉ vài giờ sau là có thể đi lại bình thường mà hiện tượng đau đớn đã giảm đi rất nhiều hoặc hết hẳn.
Cứu tinh của người bệnh bị gãy lún đốt sống kèm loãng xương.
Các phương pháp điều trị truyền thống trước đây đối với những người bệnh bị gãy lún đốt sống kèm loãng xương đều chỉ mang lại một kết quả rất khiêm tốn. Tạo hình đốt sống gãy bằng cement sinh học có thể được coi là phương pháp điều trị nhẹ nhàng nhất, an toàn nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất cho những người bệnh này.
Ngay cả các trường hợp gãy lún cột sống do chấn thương, tạo hình đốt sống gãy bằng cement sinh học cũng mang lại nhiều lợi ích do không phải nằm lâu, giảm nguy cơ biến chứng chèn ép thần kinh do di lệch mảnh vỡ, mau trở lại với cuộc sống bình thường.
Ngoài ra, cement sinh học cũng được dùng để bơm vào các u mạch máu (hemangioma) ở thân đốt sống vừa để lấp đi các khoảng trống của đốt sống bị u phá hủy, tránh nguy cơ gãy đốt sống và đồng thời diệt khối u, làm cho khối u không phát triển nữa.
Vừa qua khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên đã triển khai thành công kĩ thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement qua da.
Bà Nguyễn Thị Kh. 73 tuổi, ở Khoái Châu, thường hay bị đau lưng, một tuần nay bà bị ngã, đau lưng nhiều, lan sang hai bên sườn, không thể đi lại được, ngay cả việc xoay trở khi nằm cũng rất khó khăn. Cháu bà ở thành phố nghe tin đưa bà lên BV đa khoa tỉnh chữa bệnh. Tại đây Bà được các bác sỹ cho làm các xét nghiệm Xquang, CT scans, chụp cộng hưởng từ và các XN khác chẩn đoán gãy lún 2 đốt sống L1 và L4 và loãng xương; bà được “bơm” cement vào đốt sống gãy, ngày hôm sau bà đã có thể đi lại mà không còn đau đớn.
Hình ảnh Xquang và MRI trước phẫu thuật
Hình ảnh trong phẫu thuật
Hình ảnh sau mổ bơm cement 2 đốt sống L1, L4. BN có thể đi lại ngay sau 1 ngày.
Bà Lê Thị C 66 tuổi ở Phương Chiểu- TPHY bị TNGT(xe đạp-xe máy), sau T*i n*n đau lưng rất nhiều, được các bác sĩ ở bệnh viện tỉnh chẩn đoán gãy lún đốt sống L1, phải nằm bất động không được ngồi dậy. Bà đã được chỉ định “bơm” cement vào đốt sống gãy. Ngày hôm sau bác sỹ hướng dẫn bà có thể đi lại được và bà rất vui mừng khi không còn đau nữa, kể cả lúc đứng hoặc ngồi.
Trên đây là hai trong rất nhiều trường hợp được tạo hình đốt sống gãy bằng cement sinh học tại khoa Ngoại Thần Kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên.
Mạng Y Tế