Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh xá Trường Sa cấp cứu 2 ngư dân chấn thương nặng do T*i n*n

(MangYTe) – Bệnh nhân chấn thương bụng kín, nghi vỡ nội tạng (gan, thận) đã được Bệnh xá đảo An Bang tiếp nhận, cấp cứu, sau đó tiếp tục được tàu Hải quân chuyển về đảo Trường Sa cứu chữa do tình trạng bệnh nặng. Trước đó, một ngư dân bị hội chứng giảm áp, liệt chân phải cũng đã được bệnh xá đảo Song Tử Tây tiếp nhận, điều trị.

Thông tin từ Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và TKCN, rạng sáng ngày 6/3, tàu 633 hải quân đã đưa bệnh nhân Huỳnh Tấn Vinh, 37 tuổi, ngư dân tàu cá QNg 95821TS, bị tại nạn lao động do ngã va đập mạn sườn và thành ngực phải vào thành tàu (tình trạng đi tiểu ra máu), về đến đảo Trường Sa để điều trị.

Trước đó, vào 6h30’ ngày 5/3, bệnh xá đảo An Bang tiếp nhận cấp cứu nạn nhân Huỳnh Tấn bị tại nạn lao động.

Bệnh nhân được chuẩn đoán chấn thương bụng kín, nghi vỡ nội tạng (gan, thận). Bệnh xá đảo đã truyền dịch, cầm máu, kháng sinh, đặt sonde tiểu.

Bệnh xá trưởng đảo Sinh Tồn- Trường Sa (Khánh Hòa) khám chữa cho bệnh nhân. Ảnh: SKĐS. 

Do tình trạng nạn nhân vượt quá khả năng điều trị tại đảo, lúc 13h20’ cùng ngày, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân điều tàu 633 đang cấp hàng tại đảo chở nạn nhân về đảo Trường Sa cấp cứu, điều trị.

Liên quan đến hoạt động cưu hộ, cứu nạn và hỗ trợ ngư dân trên biển, trước đó, lúc 18h30’ ngày 4/3, bệnh xá đảo Song Tử Tây cũng đã tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Tẩn, SN 1967, ngư dân tàu cá QNg 90969TS, bị hội chứng giảm áp, liệt chân phải, nguy cơ hoại tử chân phải.

Bệnh xá đảo đã điều trị bằng hệ thống giảm áp theo phác đồ. Tiên lượng nặng có nguy cơ thiếu máu và hoại tử. Hiện nạn nhân đang được theo dõi và điều trị tại đảo.

Văn Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/benh-xa-truong-sa-cap-cuu-2-ngu-dan-chan-thuong-nang-do-tai-nan-84199.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY