Các nhà nghiên cứu đã khảo sát trẻ em trong độ tuổi từ 5-15 để xác định mức độ của một loại protein gọi là sex hormone-binding globulin (SHBG), đóng vai trò trong sự trưởng về giới tính. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng trẻ em bị thừa cân lúc 5 tuổi có nồng độ SHBG thấp hơn, và như vậy, chúng sẽ dậy thì sớm hơn.
Điều này dường như phổ biến hơn ở bé gái nhiều hơn bé trai. Trong thực tế, độ tuổi dậy thì của trẻ đang ngày càng hạ thấp: năm 1920, độ tuổi bắt đầu dậy thì của trẻ em gái là 14,6, khác biệt hoàn toàn với năm 2010 là mới chỉ 10,5 tuổi các bé gái đã đến tuổi dậy thì.
HẬu quả tâm lý, xã hội và sức khỏe của dậy thì sớm
TS. Jennifer Ashton, bác sĩ sản khoa cho biết, trẻ em trải nghiệm tuổi dậy thì ở độ tuổi ngày càng trẻ đang phải đối mặt với các tình huống thông thường dành cho người lớn. Bà lưu ý rằng con gái với các chỉ số hình thể phát triển hơn khiến ta thường lầm lẫn là lớn tuổi hơn và nó sẽ thu hút sự chú ý cũng như ham muốn của những người đàn ông trưởng thành, điều đó không chỉ gây khó chịu mà còn có khả năng dẫn đến sinh hoạt tình dục sớm.
TS. Louise Greenspan chuyên về nội tiết nhi khoa, chỉ ra rằng, những người trẻ tuổi dậy thì có tỉ lệ ung thư vú và tử cung cao. Tiến sĩ Greenspan cũng giải thích rằng các cô gái bị thừa cân có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường trong đời.
Lời khuyên giúp các em duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
Lời khuyên cho trẻ em có được trọng lượng khỏe mạnh đó là có một chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể thay thế thức ăn vặt với ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây tươi và rau quả.
Hoạt động thể chất cũng được khuyến khích, nhưng thay vì tập thể dục cường độ cao, các em có thể lựa chọn những bài tập đơn giản như đi bộ.
Nghiên cứu cũng cho thấy, thiếu ngủ ở trẻ em làm tăng tỷ lệ béo phì, cụ thể: trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi nếu ngủ ít hơn 12 giờ/ ngày có tỷ lệ béo phì cao hơn 36% hơn những đứa trẻ ngủ được ngủ nhiều hơn trong cùng khoảng thời gian.
Vân Anh
Theo Naturalnews
Chủ đề liên quan: