12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bí ẩn về lỗ hổng khổng lồ trong gia phả của biến thể Omicron

Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, hiện đã xuất hiện trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Chũng virus này cũng đã gây ra làn sóng mới tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại khu vực châu Âu.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19. Tuy nhiên đây cũng là một phần nguyên nhân khiến biến thể Omicron trở nên gây sốc: nguồn gốc của nó rất khó hiểu, vì nó không bắt nguồn từ các chủng nổi bật khác gần đây như biến thể Delta. Sự tranh cãi xung quanh nguồn gốc của nó tạo ra nhiều rào cản hơn trong việc điều trị.

Ngoài khả năng lây truyền cực kỳ nhanh, đây là lý do tại sao biến thể Omicron lại đáng sợ như vậy: Omicron có 30 đột biến nằm gần protein gai của nó, là những phần lồi giống như cái gai trên hình cầu trung tâm của virus SARS-CoV-2.

Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, hiện đã xuất hiện trường hợp đầu tiên tại Việt Nam.

Bởi vì các loại vaccine COVID-19 hiện có chủ yếu được thiết kế để huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận ra những gai đó là kẻ xâm nhập, các đột biến trên protein gai có khả năng giúp virus tránh được nỗ lực tự vệ của cơ thể và có lẽ một phần tránh được khả năng miễn dịch dựa trên vaccine hiện có.

Vậy làm thế nào mà Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác? Các nhà khoa học có giả thuyết về việc điều đó đã xảy ra như thế nào, mặc dù không có lý thuyết nào đáng tin cậy.

Đầu tiên, hãy lưu ý rằng các đột biến, ở một mức độ nào đó, được mong đợi từ một loại virus. Khi coronavirus mới bắt đầu thua trận trước các hệ thống miễn dịch của con người và do sự khéo léo của con người (phát triển vaccine), các virus sống sót có xu hướng trở thành những virus đột biến để ngăn chặn hiệu quả nỗ lực miễn dịch của con người.

Những virus sống sót sau đó sẽ truyền những đặc điểm đó cho các virus con cái mà nó tạo ra thông qua quá trình sao chép. Nhờ công nghệ di truyền, các nhà nghiên cứu đã có thể nghiên cứu các chủng đột biến đó và tìm hiểu về "gia phả" của SARS-CoV-2, có thể nói là mối quan hệ giữa tất cả các biến thể đều có nguồn gốc giống nhau.

Đây là nơi nó trở nên kỳ lạ. Có một lỗ hổng lớn trong dòng thời gian tiến hóa của biến thể Omicron. Các đặc điểm trình tự trong bộ gen của bất kỳ virus nào cũng được khớp trong cơ sở dữ liệu với các chủng khác để các chuyên gia có thể suy ra nguồn gốc của chúng.

Các nhà khoa học lần theo những nhánh gia phả này để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của một loại virus, và với hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp họ đánh bại nó.

Tuy nhiên, các trình tự nhận dạng gần đây nhất trên bộ gen của biến thể Omicron có nguồn gốc từ hơn một năm trước, từ giữa năm 2020.

Điều này có nghĩa là các nhà khoa học không thể liên kết nó với các chủng hiện đang lưu hành. Tuy nhiên, họ biết chắc chắn rằng chủng này rất khác với chủng SARS-CoV-2 ban đầu đã khiến cả thế giới phải chịu tổn thất vào đầu năm 2020.

Một giả thuyết cho rằng biến thể Omicron đã phát triển ở một bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm miễn dịch. Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp cho thấy điều này đã xảy ra, nhưng các nhà khoa học biết rằng virus có thể trở nên mạnh hơn trong cơ thể của một người có hệ miễn dịch kém.

Một giả thuyết cho rằng biến thể Omicron đã phát triển ở một bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm miễn dịch.

Điều này là bởi chúng tồn tại lâu hơn và tiếp tục biến đổi khi chúng trốn tránh hệ miễn dịch suy yếu của bệnh nhân. Một loại virus tồn tại nhiều tháng trong cơ thể của một bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và phát triển các kỹ năng sống sót vượt trội bằng cách phát triển khả năng phòng thủ chống lại các kháng thể của con người.

Tiến sĩ William Haseltine - một nhà sinh vật học nổi tiếng luôn làm việc để chống lại đại dịch HIV/AIDS và hiện là chủ tịch của tổ chức y tế toàn cầu Access Health International - nhận xét rằng, đã có một số trường hợp trong đó các biến thể đột biến đã ủ bệnh ở những bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm miễn dịch được điều trị bằng thuốc kháng virus và kháng thể sau khi họ không thể loại bỏ hết virus. Những trường hợp này đã được tìm thấy ở Ý, Anh và các thành phố của Mỹ như Boston và Pittsburgh.

Tất nhiên, đây chỉ là những lý thuyết - người ta chưa chứng minh được rằng Omicron có nguồn gốc từ một bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Những nghiên cứu và lý thuyết này chỉ đơn thuần chứng minh rằng một sự phát triển như vậy có thể đã xảy ra.

Mặc dù biến thể Omicron dễ lây truyền hơn các chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng dường như nó vẫn chưa gây chết người nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nó sẽ phá vỡ hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia vì nó sẽ lây nhiễm cho rất nhiều người, trong đó có một số người chắc chắn sẽ bị bệnh nặng.

Xem thêm:

Từ sự việc bạo hành cháu bé 8 tuổi dẫn đến tử vong bởi “người tình của cha”- đã đến lúc chúng ta bàn về trách nhiệm của người lớn hậu ly hôn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/bi-an-ve-lo-hong-khong-lo-trong-gia-pha-cua-bien-the-omicron-33291/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY