Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bị bệnh gút có nên xoa dầu giảm đau không, loại nào?

Sử dụng tinh dầu là một giải pháp hoàn hảo để làm dịu các cơn đau ngoài việc sử dụng các loại Thu*c hay thực phẩm chức năng chữa bệnh gout

Bôi tinh dầu chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên là một giải pháp giúp làm dịu các cơn đau nhức xương khớp khi bệnh gút. Bên cạnh đó, tinh dầu còn giúp loại bỏ các tinh thể axit uric, tình trạng viêm khớp và loại bỏ các độc tố gây hại đến chức năng xương khớp.

Bị gout có nên xoa dầu giảm đau không?

Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do nồng độ axit uric có trong máu tích tụ trong cơ thể tăng cao. Điều này có thể khiến cho các tinh thể lắng đọng trong các khớp, đặc biệt là khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, mắt cá chân. Căn bệnh này dễ chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính nếu không có phương án điều trị hiệu quả.

Đa phần, bệnh gout thường gây ra những cơn đau khớp khó chịu, có thể khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả chất lượng cuộc sống, công việc. Sử dụng tinh dầu là một giải pháp hoàn hảo để làm dịu các cơn đau ngoài việc sử dụng các loại Thu*c hay thực phẩm chức năng chữa bệnh gout.

Ngoài công dụng giảm nhẹ cơn đau, các tinh dầu thiên nhiên còn có tác dụng giảm viêm, kích thích sự lưu thông máu, giúp kích thích sự tuần hoàn của hệ thống đào thải các độc tố. Đặc biệt, tinh dầu còn giúp làm giảm nồng độ axit uric có trong máu.

Các loại tinh dầu giúp giảm đau xương khớp do bệnh gout

Dưới đây là một số tinh dầu giúp giảm đau xương khớp do bệnh gout được khuyến nghị sử dụng. người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa, tránh sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần gây kích ứng da.

1. Tinh dầu hạt cần tây

Cần tây là một trong những thảo dược được các chuyên gia sử dụng khá nhiều trong các loại Thu*c hay thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh gút. Trong khi đó, hạt cần tây cũng có tác dụng tương tự. Chúng giúp loại bỏ các tinh thể axit uric có trong máu nhờ thành phần hợp chất Coumarin. Đồng thời, tinh dầu hạt cần tây còn có tác dụng cải thiện sự lưu thông máu, loại bỏ tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch.

2. Tinh dầu chanh

Thành phần hoạt chất monoterpene có trong tinh dầu chanh mang mùi thơm nhẹ giúp cơ thể thư giãn, căng thẳng được giải tỏa. không chỉ thế, tinh dầu chanh còn có tác dụng hỗ trợ sự lưu thông máu, bảo vệ các mạch máu không bị viêm. đồng thời, còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đặc biệt là lượng axit uric có trong máu. từ đó, những cơn đau nhức do bệnh gút gây nên dần được làm dịu.

3. Tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng có mùi thơm dễ chịu, mùi cay nhẹ, được sử dụng nhiều để xông khí giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, cảm cúm. ngoài công này, loại tinh dầu này cũng được sử dụng để cải thiện các chứng đau khớp, viêm khớp, ngăn ngừa tình trạng sưng tấy. đặc biệt, thành phần hợp chất terpene có trong tinh dầu gừng còn giúp làm dịu các cơn đau ở ngón tay, ngón chân do bệnh gút gây nên.

4. Tinh dầu húng quế

Với đặc tính chống viêm, húng quế giúp làm giảm tình trạng sưng, viêm khớp dẫn đến cảm giác nóng rát, chứng đau nhức. và đây cũng chính là loại tinh dầu được nhiều người bệnh gút sử dụng để cải thiện các triệu chứng trên. bên cạnh đó, nhờ có thành phần hợp chất thymol có trong húng quế mà quá trình lưu thông máu được cải thiện. đồng thời, đẩy nhanh các tinh thể axit uric có trong máu, phòng ngừa bệnh gút chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng.

5. Tinh dầu hương thảo

Bôi tinh dầu hương thảo là một giải pháp hiệu quả cho các đối tượng bị viêm, hay đau nhức do bệnh gút. Nhờ có thành phần hợp chất của Terpene có trong tinh dầu, cơ thể có thể kiểm soát được cơn đau bùng phát. Bên cạnh đó, một báo cáo cho biết, trong tinh dầu hương thảo có chứa thành phần hoạt chất Flavonoid và Diterpene, hai thành phần này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do hình thành nên bệnh gout, trong đó có các tinh thể axit uric.

6. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có mùi the dễ chịu, được sử dụng để cải thiện hầu hết cho các tình trạng đau nhức. Đặc biệt, loại tinh dầu này có tác dụng tuyệt vời với các chứng đau nhức xương khớp, đau cơ bắp, đau khớp do bệnh gút. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà còn giúp giải tỏa căng thẳng, nâng cao tinh thần, làm nhẹ tâm trạng, tinh thần khi mệt mỏi.

7. Tinh dầu thông

Tinh dầu thông cũng là một giải pháp cho các đối tượng đang chịu đựng các cơn đau do bệnh gút gây ra. loại tinh dầu này hoạt động bằng cách loại bỏ các độc tố trong cơ thể, trong đó có cả hàm lượng axit uric có trong máu. các thành phần có trong tinh dầu có tác dụng kích thích sự lưu thông máu, giúp làm giãn mao mạch, đồng thời giảm viêm, giảm đau nhức, căng thẳng. đặc biệt, tinh dầu thông cũng được khuyến khích sử dụng cho các đối tượng bị trầm cảm.

8. Tinh dầu cây bách xù

Tinh dầu cây bách xù có chứa các thành phần kháng viêm tự nhiên, thích hợp sử dụng để ngâm chân, tay bị đau nhức cho bệnh gút.

Đặc tính của cây bách xù là loại bỏ các gốc tự do gây viêm. nhờ đó giúp cơ thể loại bỏ các độc tố gây hại, bao gồm các tinh thể axit uric có trong máu – nguyên nhân chính gây nên bệnh gout. bên cạnh đó, thành phần hợp chất sesquiterpene có trong cây bách xù còn giúp làm dịu các cơn đau nhức, cải thiện tình trạng sưng khớp. đồng thời, các thành phần khác còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, căng thẳng, căng cơ và giảm đau do bị chuột rút.

9. Tinh dầu hoa oải hương

Nhờ có bản chất chống viêm, tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu các cơn đau nhức khi bị viêm khớp do gút, đồng thời, cải thiện tình trạng sưng tấy, mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Khi đó, người bệnh sẽ giảm được sự căng thẳng hay mệt mỏi khiến bạn gặp không ít khổ sở khi đối phó với bệnh gút.

Ngoài công dụng cải thiện các triệu chứng do bệnh gút gây ra, tinh dầu hoa oải hương còn có tác dụng làm giãn các mạch máu bằng cách loại bỏ các căng thẳng, sự sợ hãi hoặc những nguyên nhân khiến căng cơ.

10. Tinh dầu khuynh diệp

Thành phần hoạt chất eucalyptol có trong thảo dược khuynh diệp hoạt động như vị Thu*c giãn mạch mạnh, từ đó giúp tăng kích thước của mạch máu, tăng cường sự lưu thông máu đến các bộ phận cơ thể và xương khớp. các đối tượng bị bệnh gút có thế sử dụng mỗi ngày 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp để cải thiện các cơn đau. đồng thời, giúp kích thích não bộ, giúp cơ thể tỉnh táo.

Cách sử dụng tinh dầu giảm đau khi bị gút đúng cách

Để tinh dầu phát huy triệt để công dụng, bạn nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. tuyệt đối không được bôi trực tiếp tinh dầu lên vùng da bị đau. người bệnh có thể tham khảo cách dùng tinh dầu giảm đau khi bị gút được chia sẻ dưới đây:

# Chèn khăn nóng lên vị trí đau nhức:

    Vệ sinh tay hoặc chân bị gút bằng nước mát rồi dùng khăn bông để lau khô nước;

Trong quá trình thoa tinh dầu, người bệnh không nên quên việc massage nhẹ nhàng. Bởi massage là cách tốt nhất để các tinh dầu thấm nhanh vào trong lớp bì, giúp giảm hiệu quả các cơn đau nhức.

# Ngâm chân/ tay với nước ấm tinh dầu pha loãng:

    Cho vào thau nhỏ một 1 – 2 lít nước ấm. Lưu ý, nên canh nhiệt độ nước sao cho nước không quá nóng, bởi nước quá nóng có thể gây bỏng da;

Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu giảm đau khi bị gout

Mặc dù tinh dầu giảm đau đa phần được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên, lành tính nhưng điều đó không có nghĩa là vô hại. do đó, trong quá trình sử dụng tinh dầu hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gout, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

    Không được thoa trực tiếp tinh dầu lên da, đặc biệt là những da có vết thương hở. Cách sử dụng tinh dầu trị gút được các chuyên gia khuyến khích là nên pha loãng tinh dầu vào một loại tinh dầu chuyên dụng khác như: dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu jojoba;

Trên đây là những loại tinh dầu bôi ngoài giúp giảm nhẹ các cơn đau nhức do bệnh gút gây ra và một số lưu ý khi sử dụng. hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau nhức khi mắc phải căn bệnh này. một lưu ý khác, nếu bạn đang trải qua những cơn đau gút khó chịu và việc sử dụng tinh dầu không mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn tìm tìm gặp bác sĩ để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

    Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-benh-gut-co-nen-xoa-dau-khong)

Tin cùng nội dung

  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY