Chuyên đề hôm nay

Bị chó cắn chảy máu thì nên xử trí ra sao?

Chào bác sĩ, tôi vừa bị chó cắn. Vết thương bị lủng 2 lỗ nhỏ chảy máu, một lúc sau thì ngưng chảy nhưng vẫn bị rỉ mủ vàng với 1 vệt xước lại bầm tím sưng nhẹ xung quanh. Nếu vậy thì có cần phải đi chích ngừa phòng dại không ạ? Còn vết bầm sưng thì mình có nên lăn đá cho khỏi sưng không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn,

Thời kỳ ủ bệnh ở người thường khác nhau, từ một vài ngày đến vài tháng, trung bình ủ bệnh trong vòng 2 - 3 tháng. Khi khởi phát bệnh, virus dại lan rộng trên toàn hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến nhiễm trùng và Tu vong chỉ từ 1 - 7 ngày.

Về trường hợp của bạn, bạn vừa bị chó cắn vết thương bị lủng hai lỗ nhỏ chảy máu, một lúc sau thì ngưng chảy nhưng vẫn bị rỉ mủ vàng với cả 1 vệt xước lại bầm tím sưng nhẹ xung quanh. Trong các trường hợp sau vết cắn nhẹ, xa não, con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực, thì chỉ cần theo dõi trong vòng 15 ngày. Nếu con vật sau 15 ngày không có vấn đề gì thì có thể yên tâm và bạn nên tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ xử trí vết thương tránh nhiễm trùng.

Còn trong trường hợp địa điểm bạn bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó mèo, chó cắn bạn là chó hoang, chó lạ không thể theo dõi được thì bạn cần đến trung tâm y tế ngay lập tức để được bác sỹ hỗ trợ kịp thời

Hoặc trong trường hợp theo dõi con cho trong khoảng thời gian đó mà có dấu hiệu như bỏ ăn, hung dữ hơn bình thường, rớt dãi nhiều, bỏ đi hoặc ch*t, bạn cần phải đến cơ sở y tế gần nhân hoặc các trung tâm y tế dự phòng tại địa phương để được tiêm phòng càng sớm càng tốt bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Bị chó cắn, trường hợp nào cần phải lập tức đi tiêm phòng bệnh dại?

>> Chó cắn xước da có cần chích ngừa vắc xin phòng dại?

Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và Thu*c miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại:

- Đau đầu;

- Choáng váng, khó chịu;

- Đau bụng;

- Buồn nôn;

- Đau cơ;

- Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.
Trước khi pha chế vắc xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2oC - 8oC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại Thu*c có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ Thu*c tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt Thu*c vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt Thu*c đúng cách khi Thu*c quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy Thu*c an toàn. Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-cho-can-chay-mau-thi-nen-xu-tri-ra-sao-n404692.html)

Tin cùng nội dung

  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY