Ngày 15/3/2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận một bệnh nhi Nguyễn N. H. 6 tuổi (trú tại phường An Tường, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lo sợ, BS. Đặng Quang Tuấn, Khoa Tai Mũi họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang (BS tiếp nhận bệnh nhân H.) cho biết: "Bệnh nhi H. Theo BS. Đặng Quang Tuấn, thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ BS. Đặng Quang Tuấn cho biết, thực tế cho thấy, nhiều gia đình sau khi có người thân bị chó cắn, nghĩ là chó nhà nên đã không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng. Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại và cách xử trí khi bị chó cắn mà nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra. Đặc biệt, chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn. Bệnh dại trên cơ thể người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa vào một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hoà với virus dại, còn vắc-xin là nhằm củng cố miễn dịch lâu dài về sau. Biểu hiện của bệnh dại trên cơ thể người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ Tu vong gần như là 100% đối với cả người và động vật. Dấu hiệu nhận biết chó dại là chó sẽ có những thay đổi trong hành vi thông thường như cắm đầu chạy không có nguyên nhân, chui rúc vào chỗ tối, hoảng sợ, né tránh, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép. Vì đói nên chó có thể nhai mọi thứ, nhiều con bị liệt hai chân nên đi vòng tròn… Trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc cắn xong một ngày thì ch*t, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh, sau đó tiêm vaccine phòng bệnh dại. Nếu vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người con vật vẫn bình thường thì cần theo dõi chó trong vòng 10 đến 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu phát hiện chó có dấu hiệu bỏ ăn, ch*t, mất tích… cần phải tiêm vắc-xin phòng dại ngay. Tuy nhiên, nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi bị chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng. Theo BS. Đặng Quang Tuấn khuyến cáo, tốt hơn hết nên tiêm vắc-xin ngay sau khi bị chó cắn. Cùng với đó, phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hoà đặc dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý vết thương tại chỗ càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại sẽ càng có hiệu quả. Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng ngừa mới không bị bệnh dại. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được dùng Thu*c nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn. Sau đó, người nghi bị chó dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng.Nhiều người chủ quan với chó nhà
Xử lý khi bị động vật cắn
Chủ đề liên quan:
bệnh dại bệnh nhi bệnh nhi 6 tuổi bệnh nhi 6 tuổi bị chó cắn bị chó cắn chó cắn chó cắn rách mặt hoảng loạn nhập viện tiêm phòng chó mèo tình trạng tuổi nhập viện