Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bị đau khớp háng sau khi sinh : Nguyên nhân và cách xử lý

Đau khớp háng sau khi sinh là tình trạng thường gặp. Tình trạng này là hệ quả của các thay đổi S*nh l* trong cơ thể hoặc do các bệnh lý xương khớp gây ra

đau khớp háng sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. tình trạng này là hệ quả do sự thay đổi S*nh l* trong suốt thời gian thai kỳ hoặc có thể do các bệnh lý xương khớp gây ra.

Nguyên nhân và cách khắc phục đau khớp háng sau khi sinh

1. Nguyên nhân

Đau khớp háng sau sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    Dư âm từ việc mang thai: trong thời gian mang thai, trọng lượng của thai nhi đè nén lên vùng xương chậu, gây tổn thương tại cơ quan này và các vị trí khớp lân cận. Cơn đau có thể kéo dài từ khi mang thai đến thời gian sau sinh.
  • Do quá trình sinh nở: khi sinh em bé, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra hormone relaxin để nới rộng xương chậu. Quá trình sinh nở khiến xương chậu và tử cung phải giãn ra hết mức để tạo không gian cho thai nhi chào đời. Áp lực từ kỳ sinh nở khiến phụ nữ thường xuyên gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh.
  • Rạch tầng sinh môn: là thủ thuật được thực hiện để phụ nữ dễ dàng hơn trong việc sinh con. Tuy nhiên với những người có tầng sinh môn co giãn tốt hoặc những người đã từng sinh nở, thủ thuật này có thể không được thực hiện. Dư chấn từ vết rạch tầng sinh môn sẽ khiến phụ nữ gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: trong thời gian thai kỳ, phụ nữ phải bổ sung hàm lượng dưỡng chất nhiều hơn bình thường để cung cấp nhu cầu cho cơ thể và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Từ tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu hình thành xương nên cần hàm lượng canxi và vitamin D lớn. Nếu mẹ bầu không đáp ứng đủ hàm lượng canxi, hệ thống xương khớp của mẹ dễ bị suy yếu. Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh gặp phải các vấn đề về xương như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, đau khớp,…
    Do các bệnh lý mãn tính: mẹ bầu có thể mắc phải những bệnh lý mãn tính trước khi mang thai. Các thay đổi trong cơ thể sẽ kích thích bệnh tái phát và xuất hiện cơn đau ở khớp. Một số bệnh lý có thể gây đau khớp háng như: thoái hóa khớp háng, đau dây thần kinh tọa, đau xương cùng chậu, viêm khớp háng,…

Thông tin này chưa bao gồm tất cả những nguyên nhân có khả năng gây đau khớp háng ở phụ nữ mang thai. bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp cụ thể về vấn đề này.

2. Cách xử lý đau khớp háng sau khi sinh

    Dùng Thu*c:

Bác sĩ có thể chỉ định các loại Thu*c giảm đau, viên uống bổ sung,… để giảm cơn đau ở khớp háng.

Nhóm Thu*c nsaid, Thu*c giảm đau thông thường, corticosteroid,… là những loại Thu*c thường được dùng để giảm đau khớp háng sau sinh.

Một số loại Thu*c có thể được đào thải qua nguồn sữa, do đó những người đang nuôi con bằng sữa mẹ nên báo với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Thu*c. trong một số trường hợp bắt buộc, bạn phải ngưng cho bé bú để điều trị dứt điểm cơn đau khớp háng.

    Vật lý trị liệu:

Bài tập thể dục và các kỹ thuật trong vật lý trị liệu có khả năng làm giảm cơn đau khớp háng sau khi sinh. phương pháp này được đánh giá khá an toàn vì không ảnh hưởng đến nguồn sữa. tuy nhiên, vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả tức thì như việc dùng Thu*c. bạn phải kiên trì thực hiện phương pháp này trong một thời gian dài.

Hệ thống xương khớp của phụ nữ sau sinh thường yếu hơn người bình thường, bạn cần lựa chọn những bài tập hoặc bộ môn thể thao có cường độ phù hợp. đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… là những bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ sau sinh bị đau khớp háng.

    Phẫu thuật:

Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp đau khớp háng bắt nguồn từ các bệnh lý mãn tính. các nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình mang thai thường được điều trị dứt điểm bằng các phương pháp điều trị nội khoa.

Phẫu thuật tiềm ẩn những hệ lụy nguy hiểm nên chỉ được thực hiện khi khớp háng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, giảm khả năng vận động, cơn đau xuất hiện liên tục,… bác sĩ sẽ đề cập về lợi ích và nguy cơ trước khi bệnh nhân quyết định thực hiện phương pháp này.

Phẫu thuật đau khớp háng bao gồm:

    Thay toàn bộ khớp háng

Sau phẫu thuật, bạn cần thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động và ngăn chặn tình trạng tái phát.

    Các phương pháp khác:

Liệu pháp nhiệt/ lạnh: đặt túi chườm nóng hoặc lạnh lên vùng hông, bạn sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Trong trường hợp khớp xuất hiện sưng viêm nặng nề, bạn chỉ nên chườm lạnh. Nhiệt độ cao có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn trước.

Dành thời gian nghỉ ngơi: dư âm từ việc mang thai và sinh nở khiến xương khớp của phụ nữ sau sinh suy yếu. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để tránh những tác động vật lý lên cơ quan này. Từ đó làm giảm mức độ và tần suất cơn đau xuất hiện.

Massage: bạn có thể nhờ người thân massage nhẹ nhàng ở khớp háng. Tác động từ bàn tay sẽ thúc đẩy tăng cường máu và làm giảm cơn đau ở vị trí này. Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng kết hợp với dầu xoa bóp.

điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: phụ nữ sau sinh nên có chế độ dinh dưỡng khoa học. vì ngoài nhu cầu từ cơ thể, chế độ dinh dưỡng phải đáp ứng được nguồn sữa cho em bé. nếu bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn thiếu chất, xương khớp và các cơ quan trong cơ thể sẽ chịu những tổn thương nhất định. lúc này tình trạng đau khớp háng có thể chuyển biến nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên dựa vào các thông tin này để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách cảm quan. Nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Chúng tôi không đưa ra bất cứ lời khuyên nào thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-khop-hang-sau-khi-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Tôi bị đau khớp đã nhiều năm rồi, uống đủ các loại Thuốc mà vẫn chưa hết bệnh. Tôi nghe nói có phương pháp Shiatsu điều trị đau khớp rất hay. Mangyte có thể cho biết về phương pháp này? Nếu tôi muốn điều trị thì đến đâu? Xin cám ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Đông Mai - tranthi…@gmail.com)
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY