Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?

Tôi đang bị đau mắt đỏ. Xin bác sĩ tư vấn giúp người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để bệnh chóng khỏi?
Lò Thị Phương (Hải Hậu – Nam Định)

đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng, sau một tuần bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách có thể biến chứng thành viêm, loét giác mạc.

Ngoài việc dùng Thu*c, vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh.

Người đau mắt đỏ">bị đau mắt đỏ nên kiêng: các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó… vì dễ gây cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.

Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh như cá, mực, tôm, cua.... vì có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nặng hơn.

Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.

Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D… có trong rau cải bó xôi, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… rất tốt cho những người đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Bác sĩ Thanh Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bi-dau-mat-do-nen-kieng-an-gi-n128106.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY