Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị hắc lào ở mặt – Cách xử lý, chữa trị tốt nhất

Bệnh hắc lào ở mặt nguy hiểm và khó điều trị hơn so với những vị trí khác. Ngoài ra, tổn thương trên mặt còn dễ lan rộng, viêm và để lại sẹo sau khi lành

Hắc lào ở mặt không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy mà còn dễ viêm nhiễm, hình thành sẹo và gây mất thẩm mỹ. Nếu không sớm sử dụng biện pháp điều trị thích hợp, tổn thương da sẽ nhanh chóng lây sang nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đồng thời tạo khó khăn quá trình khắc phục bệnh lý và thường xuyên tái phát.

Bệnh hắc lào ở mặt là gì?

Hắc lào là một bệnh nấm da xảy ra do sự xâm nhập và phát triển của vi nấm. Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí, vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên vùng mặt được xác định là vị trí dễ phát bệnh và chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Khi bị hắc lào ở mặt, người bệnh sẽ nhận thấy trên mặt hình thành nhiều đốm đỏ có hình tròn như đồng tiền, kích thước đa dạng, có viền làm ranh giới cho vùng da bệnh với những vùng da xung quanh. bên cạnh đó, ngay tại vị trí tổn thương còn có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, dễ tái phát và có khả năng hình thành sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở mặt

Nhiễm vi nấm là nguyên nhân chính khiến bệnh hắc lào ở mặt nói riêng và bệnh hắc lào nói chung xuất hiện. bệnh xảy ra phổ biến hơn khi cơ thể bị xâm nhập bởi 3 loại nấm dưới đây:

    Epidermophyton

Ngoài ra, những yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào:

    Hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu

Theo chuyên khoa hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu đồng nghĩa với việc cơ thể không có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn, virus) hoặc không thể tự bảo vệ.

Do đó những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm và mắc bệnh hắc lào. đặc biệt là hắc lào ở mặt.

    Điều kiện vệ sinh kém

Bộ Y tế cho rằng việc vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân không được thực hiện hoặc không đảm bảo thường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh da liễu. Trong đó có bệnh hắc lào.

    Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Việc không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và hình thành bệnh.

Ngoài ra, nếu bạn không thường xuyên vệ sinh da mặt, sử dụng nguồn nước bẩn hoặc dùng các sản phẩm có nhiều thành phần dễ gây dị ứng, chất hóa học… sẽ  khiến da dễ dị ứng. đồng thời thúc đẩy bệnh hắc lào ở mặt xuất hiện và phát triển theo chiều hướng xấu.

    Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc đồ vật chứa mầm bệnh

Bệnh hắc lào có khả năng lây lan mạnh mẽ từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm bệnh. chính vì thế bạn cần tránh va chạm, tiếp xúc với người bị hắc lào như quan hệ T*nh d*c, ôm, nắm tay hay thực hiện các động tác thân mật khác.

Ngoài ra bạn không nên chia sẻ vật dụng cá nhân của mình với người khác hoặc ngược lại. bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở mặt. đặc biệt là sử dụng chung khăn tắm, quần áo…

    Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, ánh sáng mặt trời có thể kích thích khiến lỗ chân lông bị giãn nở, tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt, dễ bị vi nấm xâm nhập và gây bệnh hắc lào.

So với những vị trí khác trên cơ thể, nguyên nhân này xảy ra phổ biến hơn ở vùng mặt. Bởi da mặt dễ bị kích ứng và rất mỏng.

Triệu chứng của bệnh hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào ở mặt có triệu chứng tương tự như hắc lào ở tay chân, ở mông, ở ngực và nhiều vị trí khác trên cơ thể. tổn thương trên da có màu đỏ, hình tròn như đồng tiền, có ranh giới kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát là biểu hiện đặc trưng của bệnh hắc lào.

Đối với người lớn

    Thời gian đầu, bệnh hắc lào khiến da mặt xuất hiện nhiều đốm tròn màu đỏ hoặc màu hồng trông giống như đồng tiền, có viền rõ giúp phân biệt vùng da bệnh với vùng da xung quanh

Đối với trẻ em

Về cơ bản triệu chứng của bệnh hắc lào trên mặt ở trẻ em tương tự như người lớn. tuy nhiên tổn thương da ở trẻ thường dễ lây lan và nghiêm trọng do trẻ có làn da nhạy cảm và mỏng hơn. bên cạnh đó sẹo và nhiều di chứng khác do bệnh hắc lào gây ra cũng nghiêm trọng hơn.

Sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh, trẻ em xuất hiện. khi mắc bệnh, trẻ ngứa ngáy, khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, chà xát, cào gãi lên khu vực có da bị tổn thương. để giúp trẻ giảm bớt khó chịu, bệnh mau thuyên giảm, bạn nên chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế được được khám chữa bệnh.

Mức độ nguy hiểm của bệnh hắc lào ở mặt

Các loại vi nấm gây bệnh hắc lào ký sinh trên da mặt. khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể lan sang nhiều vị trí trên cơ thể và gây bệnh. cụ thể như hắc lào ở mông, hắc lào ở tay chân… ngoài ra tác nhân gây hại này còn có thể lây lan từ người bệnh sang người bình thường bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các vật dụng cá nhân.

So với những vị trí khác, bệnh hắc lào ở mặt nguy hiểm hơn. bởi vùng da mặt tương đối nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến mưng mủ và viêm nhiễm. di chứng sau bệnh hắc lào thường để lại nhiều sẹo xấu. từ đó gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Ở những trường hợp nặng, tổn thương da kèm theo tình trạng mưng mủ hay viêm nhiễm, bệnh hắc lào có thể gây sẹo vĩnh viễn. vì thế để đảm bảo an toàn và phòng ngừa sẹo, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất hiện.

Phương pháp điều trị bệnh hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào ở mặt khó điều trị hơn so với những vị trí khác. vùng da mặt nhạy cảm, dễ để lại sẹo và làm mất thẩm mỹ. từ đó gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh, khiến tâm lý bị ảnh hưởng, tổn thương da dễ dàng lan rộng.

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát bệnh hắc lào bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc da tại nhà. đối với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần sử dụng Thu*c và áp dụng một số phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên điều trị bệnh hắc lào ở mặt

Để kiểm soát tốt các triệu chứng ban đầu của bệnh hắc lào, người bệnh có thể sử dụng một trong các nguyên liệu thiên nhiên sau:

Trị hắc lào bằng mật ong nguyên chất

Nguyên liệu:

    Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

    Làm ấm một lượng vừa đủ mật ong nguyên chất

Dùng tinh dầu kiểm soát triệu chứng của bệnh hắc lào

Nguyên liệu:

    Tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu oải hương.

Cách thực hiện:

    Pha loãng tinh dầu trong nước theo tỉ lệ 1:1 trước khi sử dụng để phòng ngừa kích ứng da

Chữa bệnh hắc lào bằng trà thảo dược

Nguyên liệu:

    Gừng, hoa cúc hoặc cam thảo.

Cách thực hiện:

    Nấu 20 gram thảo dược cùng với 500ml nước lọc

Giảm ngứa do bệnh hắc lào bằng dầu dừa

Nguyên liệu:

    Dầu dừa nguyên chất.

Cách thực hiện:

    Vệ sinh vùng bị hắc lào

Cải thiện triệu chứng của bệnh hắc lào bằng nghệ

Nguyên liệu:

    1 thìa tinh bột nghệ

Cách thực hiện:

    Trộn tinh bột nghệ trong mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp đặc sệt

Lưu ý an toàn

    Người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ khi các biện pháp điều trị và chăm sóc da tại nhà không thể kiểm soát bệnh hắc lào hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh sau 5 ngày áp dụng.

Điều trị bệnh hắc lào trên mặt bằng Thu*c

Một số loại Thu*c có khả năng ức chế hoạt động của vi nấm và điều trị bệnh hắc lào. Tuy nhiên trước khi đưa bất kỳ loại Thu*c nào vào quá trình chữa trị, người bệnh cần nghe theo sự hướng dẫn và chỉ định dùng Thu*c của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc tùy tiện sử dụng Thu*c có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại Thu*c được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hắc lào gồm:

Thu*c kháng nấm

Terbinafine, clotrimazole và một số loại Thu*c kháng nấm khác thường được bác sĩ chuyên khoa ưu tiên trong điều trị bệnh hắc lào ở mặt. nhóm Thu*c này có tác dụng kiểm soát cơn ngứa, ức chế hoạt động và tiêu diệt tế bào nấm.

Kem chống nấm

Kem chống nấm thường được chỉ định để điều trị tại chỗ. Việc sử dụng loại Thu*c này có thể giúp người bệnh ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Đồng thời giúp giảm ngứa, giảm đỏ da và diệt nấm.

Kem Steroid

Kem Steroid sẽ được xem xét và sử dụng khi kem chống nấm không mang hiệu quả chữa bệnh như mong đợi. Tuy nhiên để tránh mắc phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không nên sử dụng kem Steroid với liều cao và không dùng quá 10 ngày.

Thu*c chống nấm dạng viên uống

Thu*c chống nấm dạng viên uống được sử dụng theo đơn để điều trị bệnh hắc lào. Thu*c có tác dụng diệt nấm và khắc phục các triệu chứng, tổn thương từ bệnh hắc lào. Tuy nhiên Thu*c chống nấm dạng viên uống có thể gây tác dụng phụ. Vì thế Thu*c cần được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời gian sử dụng Thu*c chống nấm dạng viên uống, nếu nhận thấy nhiều dấu hiệu không mong muốn xuất hiện, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Thu*c an thần

Nếu tình trạng ngứa ngáy thường xuyên xảy ra hoặc nặng nề hơn vào ban đêm, làm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ thêm Thu*c an thần và đơn Thu*c điều trị hắc lào của bạn.

Ngoài ra Thu*c an thần còn được sử dụng khi bệnh hắc lào ở mặt khiến bệnh nhân lo lắng, căng thẳng, thấp thỏm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Lưu ý an toàn

    Tất cả Thu*c dùng trong điều trị bệnh hắc lào đều cần có sự chỉ định và đơn Thu*c chứa liều dùng, cách sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng Thu*c để tránh gây nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hắc lào ở mặt

Các biện pháp phòng ngừa bệnh hắc lào ở mặt tương đối đơn giản và dễ thực hiện. để phòng ngừa bệnh hình thành hoặc tái phát, bạn nên loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu, áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp.

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hắc lào gồm:

    Thường xuyên rửa mặt và vệ sinh da đúng cách. Tắm rửa sạch sẽ và lau khô da mỗi ngày. Đặc biệt là khi bạn vừa tham gia vào các hoạt động tiết nhiều mồ hôi, sinh hoạt dưới trời nắng nóng, khí hậu oi bức.

Bệnh hắc lào ở mặt nguy hiểm và khó điều trị hơn so với những vị trí khác. bên cạnh đó, tổn thương trên mặt còn dễ lan rộng, viêm nhiễm và để lại sẹo sau khi lành. vì thế, để tránh gây nguy hiểm, chống sẹo, kiểm soát bệnh và phòng ngừa tái phát, bạn nên áp dụng phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định càng sớm càng tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hac-lao-o-mat)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY