Khoa học hôm nay

Bí mật về loài chim là hậu duệ khủng long, có sở thích săn cá sấu, sở hữu ngoại hình kỳ lạ

Dù không có kích thước quá khủng, nhưng loài chim này lại được xem là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu con. Ngoại hình kỳ lạ của chúng thu hút ánh nhìn ngay lần đầu tiên, đặc biệt là chiếc mỏ giày và rộng.

Trên thế giới có rất nhiều loài động vật kỳ lạ mà chắc chắn chúng ta còn chưa khám phá được hết. Cò mỏ giày nằm trong số đó. Chúng dù là chim nhưng lại là hậu duệ của khủng long. Tên gọi khác của loài này là cò Shoebill, có nguồn gốc từ châu Phi. So với loài chim thì kích thước của cò mỏ giày đã thuộc loại lớn. Chim trưởng thành cao 115–150 cm, dài 100–140 cm, sải cánh dài 230–260 cm và nặng 4–7 kg. Điều lạ là đổi lại thì đôi chân loài chim này khá mảnh khảnh, không được cân đối.

Ảnh minh hoạ.

Cò mỏ giày được các nhà khoa học xác định là hậu duệ của khủng long cỡ nhỏ Theropoda – cùng nhóm khủng long T-Rex. Sau quá trình tiến hóa, chiếc mồm đầy răng sắc nhọn của chúng đã bị tiêu biến đi và thay thế bằng chiếc mỏ. Cò mỏ giày có mỏ lớn, nhiều đốm, rộng khoảng 0,12 mét.

Không sai nếu nói cái mỏ là đặc điểm nổi bật của cò mỏ giày. Ước tính chiếc mỏ của loài này giày và rộng nhất thế giới loài chim. Nó có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là lúc săn mồi và giải khát. Phía trước mỏ rộng, cứng cáp và uốn cong thành hình móc câu nên nhìn rất kỳ lạ. Chiếc mỏ độc đáo đó hỗ trợ cò mỏ giày khá nhiều khi săn mồi. Nó rộng và cứng cáp nên có thể xuyên qua cả da cá sấu, thậm chí phần rìa mỏ cực sắc còn cắt rách thịt con mồi dễ dàng.

Nhiều người vẫn gọi cò mỏ giày là loại chim tàn nhẫn. Trong trường hợp có 2 con chim non khác biệt về kích thước, con to hơn thường mổ con bé bầm tím khắp người. Đặc biệt, chim bố và mẹ kiếm mồi về thường chỉ cho con lớn hơn mà mặc kệ con nhỏ. Nếu trời nóng, con mẹ lại dang cánh che cho đứa con khỏe mạnh, mớm nước cho nó mà không để tâm đứa con yếu ớt còn lại. Nói cách khác, nếu sinh ra là một con cò mỏ giày vừa nhỏ vừa yếu, chắc chắn sẽ bị bỏ rơi. Tuy nhiên, đây được xem là một cách để chúng tối ưu sinh tồn, rất phổ biến trong giới động vật, khi mà thức ăn không đủ.

Cò mỏ giày thích sống đơn độc, chuyên hoạt động về đêm và ngủ ngày. Nhiều người vẫn nhầm chúng với bồ nông vì dáng bay rất giống nhau. Trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 5.300 con cò mỏ giày, tất cả đều đang sống ở đầm lầy có cây thủy sinh dày đặc ở trung tâm Đông Phi.

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.



Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/bi-mat-ve-loai-chim-la-hau-due-khung-long-co-so-thich-san-ca-sau-so-huu-ngoai-hinh-ky-la-d204039.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bi-mat-ve-loai-chim-la-hau-due-khung-long-co-so-thich-san-ca-sau-so-huu-ngoai-hinh-ky-la/20240120062552952)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY