Hô hấp hôm nay

Bị quai bị có được tắm không?

Bị quai bị có được tắm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh có con em hoặc người thân bị mắc bệnh. Hãy cùng TTGĐ nghe bác sỹ giải đáp về vấn đề này

Nhiều phụ huynh có con em hoặc người thân bị bệnh quai bị thường có chung thắc mắc về việc bị quai bị có được tắm không. Sau đây là các giải đáp từ bác sĩ về vấn đề này.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường lây trực tiếp qua đường hô hấp, bệnh này được gây ra bởi một loại virus tên là paramyxovirus. Đối tượng chủ yếu hay mắc phải bệnh này là trẻ em từ 3 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều các bệnh nhân của bệnh quai bị ở độ tuổi từ 18 đến 20. Trẻ dưới 2 tuổi và người già là hai đối tượng ít khi mắc phải bệnh này. Thời tiết lúc chuyển giao giữa các mùa như đông - xuân hoặc hè - thu là khoảng thời gian bệnh hay xảy ra nhất trong năm.

Khi mắc bệnh này, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như tuyến nước bọt sau mang tai bị sưng, nổi hạch và có cảm giác đau, sau đó có thể kèm theo một số biểu hiện của việc bị viêm tuyến Sinh d*c, viêm màng não, viêm tuyến tụy và một vài cơ quan khác. Đây là một căn bệnh lành tính, thường tự khỏi và có giúp bệnh nhân có khả năng miễn dịch lành tính, tức là chỉ mắc một lần duy nhất trong đời. Hiện tại vẫn chưa có loại Thu*c nào dùng để đặc trị cho bệnh quai bị, các bác sỹ chủ yếu vẫn chỉ định điều trị theo triệu chứng để người bệnh bớt đau đớn và lo lắng.

Về băn khoăn chung của người bệnh về việc bị quai bị có được tắm không, ThS. BS Nguyễn Kiên Cường, Khoa Y học dự phòng, Viện Y học dự phòng Quân đội đã trả lời thắc mắc trên của độc giả thông qua diễn đàn của kênh songkhoe.vn.

Theo đó, khi bị bệnh quai bị, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm tắm mà không cần kiêng cử gì như quan niệm của nhiều người. Tuy nhiên, cần tắm nhanh trong thời gian ngắn để làm sạch cơ thể và tốt nhất là không nên tắm bằng nước lạnh. Ngoài tắm, bệnh nhân có thể uống thêm các loại nước cam, chanh để cung cấp thêm vitamin C giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tránh ăn các loại trái cây có vị chua như thơm, bưởi, xoài, me, cóc, ổi, sấu, mơ… để tuyến nước bọt không bị kích thích, giúp bệnh sớm khỏi hơn.

Như vậy, “có” chính là câu trả lời đáng tin cậy nhất dành cho câu hỏi bị quai bị có được tắm không từ các bậc cha mẹ có con em mắc bệnh. Theo nhiều chuyên gia về sức khỏe, không chỉ có quai bị mà hầu hết các bệnh nhẹ khác, nếu như không bị tổn thương ngoài da quá nhiều, bệnh nhân không nên kiêng tắm để cơ thể luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân và người nhà cũng nên đảm bảo vệ sinh tốt trong phòng ốc, giường nằm để phòng tránh các loại vi khuẩn gây hại.

Theo Lê Lộc - Tiếp Thị Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-quai-bi-co-duoc-tam-khong-n264324.html)

Tin cùng nội dung

  • Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
  • Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra ở nam giới có thể gây vô sinh do làm tổn thương các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh.
  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY