Sức khỏe hôm nay

Bí quyết ăn uống lành mạnh cho bà bầu 3 tháng

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm do chế độ ăn của mẹ bầu trong 3 tháng này rất quan trọng đối vợi sự phát triển của thai nhi.

I. 3 tháng đầu mang thai cần ăn bao nhiêu là đủ?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu protein.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Vì vậy câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ được chị em quan tâm hàng đầu, đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai.

Nào, chị em chúng mình hãy cùng tìm hiểu 3 tháng đầu mang thai cần ăn bao nhiêu là đủ nhé mẹ!

- Với những người mang thai thời kì đầu, vai trò của protein đóng vai trò tiên quyết nhất đối với sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày mẹ cần nạp 70-80g protein vào cơ để giúp cho bé phát triển bình thường, nhất là trong sự phát triển của các tế bào thần kinh.

- Các loại Vitamin mỗi ngày mẹ phải nạp mới đủ cho sự phát triển của bé như sau: 800mcg Vitamin A, 10 - 15mg Vitamin E và 70 - 90mg Vitamin C.

- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ hãy bổ sung 300mg Canxi/ngày để con có bộ xương vững chắc.

- Với yếu tố Sắt, thai phụ nên nạp khoảng 30mg vào cơ thể để bé hấp thụ.

- Với DHA, chị em nên bổ sung 200g mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai để đảm bảo cho sự phát triển của não và mắt của bé.

Ngoài ra, thai phụ nên bổ sung một số dưỡng chất đảm bảo cho sự phát triển của não, tế bào thần kinh của con như: Cholin, Axit Folic,.., và Iot.

II. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con?

Bên cạnh câu hỏi 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì, 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con cũng là câu hỏi được nhiều thai phụ quan tâm. Chị em cùng tham khảo nhé:

1. Thịt nạc

Thịt lợn, thịt gà hay thịt bò đều là những nguồn cung cấp protein rất tốt cung cho cơ thể khi mang thai, đặc biệt khi mẹ muốn tăng cân vào con.

2. Trứng

Trứng không chỉ cung cấp protein tốt, mà còn là nguồn cung cấp choline – một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi và ngăn ngừa sự phát triển bất thường của não và cột sống. Lưu ý là bạn phải ăn trứng chín kỹ trong 3 tháng đầu mang thai.

3. Khoai lang

1 củ khoai lang cung cấp đến 400% lượng vitamin A bạn cần mỗi ngày cùng với nguồn beta-caroten và chất xơ dồi dào. Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên cung cấp vitamin A tự nhiên như beta-caroten để đảm bảo thai nhi hình thành và phát triển.

4. Các loại rau tốt cho bà bầu

Nếu bạn còn băn khoăn mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì các loại tốt cho bà bầu như rau sẫm màu và bông cải xanh sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời đấy. Bởi thành phần dinh dưỡng của chúng rất phong phú với vitamin C, vitamin A, vitamin K, sắt, kali, canxi và folate cùng với đó hỗ trị tiêu hóa nhờ chất xơ từ rau xanh.

5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi đơn giản và đầy đủ nhất.

Lưu ý là mẹ bầu không sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa chưa xử lý trong thời kỳ mang thai.

6. Các loại trái cây

Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, dâu tây… nên được bổ sung vào thực đơn cho mẹ mang thai 3 tháng đầu. Vitamin C trong những loại trái cây này thúc đẩy sự phát triển của xương và mô ở thai nhi, tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm dùng chung.

Bơ với thành phần vitamin B, vitamin K và các loại chất béo lành mạnh là sự lựa chọn tuyệt vời cho thời kỳ mang thai.

Bên cạnh bơ, chuối cũng là loại trái cây cung cấp vitamin K tốt, giúp giảm chứng chuột rút ở thai kỳ.

Bổ sung dinh dưỡng từ rau xanh và trái cây còn giúp vào con mà mẹ không tăng cân vù vù.

7. Dầu cá

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, vitamin A, vitamin D cần cho sự phát triển trí não và xương của thai nhi. Những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá mòi, cá trích… cũng bổ sung omega-3 cho thai kỳ của bạn.

III. Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Bí quyết ăn uống lành mạnh khi mang thai 3 tháng đầu

1. Mẹ bị ốm nghén nên ăn uống thế nào để con đầy đủ dinh dưỡng?

Thực đơn cho bà bầu ốm nghén cần đảm bảo 4 nhóm chất chính gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ốm nghén nên ăn gì để con vẫn đầy đủ dinh dưỡng là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Bởi nếu mẹ không ăn uống đầy đủ dưỡng chất thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc sinh ra thiếu cân, có thể dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng khi lớn lên.

Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp giảm nghén để mẹ lựa chọn:

- Gừng: Hợp chất gingerol và shogaol có trong gừng giúp kiểm soát các cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. Những mẹ bầu nghén đừng quên uống 1 ly nước ấm pha với một thìa mật ong, một thìa nước cốt chanh và vài lát gừng đập dập.

- Bánh mì, bánh quy chưa một lượng lớn carbohydrate có tác dụng giúp trung hòa axit dạ dày giảm triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu.

- Củ cải có tác dụng chống buồn nôn hiệu quả. Mẹ có thể ép chúng lấy nước uống hoặc nấu món thịt kho củ cải, củ cải xào trứng, canh củ cải... để ăn đa dạng các món từ loại củ này

- Khoai lang, khoai tây chứa nhiều chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, photpho... không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi mà còn giảm hẳn các triệu chứng ốm nghén.

- Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai... đều có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và giảm cơn ốm nghén rất tốt.

- Quả me là "vị thuốc" chữa nôn ói, chán ăn sẽ giúp giảm triệu chứng nghén hiệu quả.

- Dưa hấu đứng đầu danh sách các loại trái cây nhiều nước giúp bù lại lượng nước đã mất cho các mẹ bầu hay nôn ói, chế ngự cơn buồn nôn.

- Chuối: Khi thai phụ nôn ói sẽ khiến cơ thể hao hụt một lượng kali đáng kể. Lúc này, ăn một quả chuối chín sẽ giúp bổ sung lượng kali vừa mất, đồng thời nó cũng giúp mẹ đỡ mệt mỏi, buồn nôn.

Nếu mẹ gặp tình trạng ốm nghén kéo dài hoặc ốm nghén nặng nên tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Bí quyết ăn uống lành mạnh khi mang thai

Ăn uống lành mạnh khi đang mang thai quan trọng gấp đôi bởi vì não bộ và các cơ quan của bé đang phát triển và cần rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày. Việc mẹ ăn uống đầy đủ có thể giúp con giảm các nguy cơ bệnh tim, tiểu đường sau khi sinh ra. Ngoài ra, cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ giúp người mẹ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Vì vậy, bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và cách ăn uống ra sao trong thời gian này rất quan trọng:

- Trái cây và rau xanh, hoa quả: Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày để cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho thai nhi.

- Các loại thực phẩm giàu tinh bột, tuy nhiên ưu tiên các đồ từ bột thô như ngũ cốc, yến mạch,...

- Protein: các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, đậu và các loại hạt nhằm cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của em bé.

- Sữa và ác sản phẩm từ sữa bao gồm pho mát và sữa chua giàu canxi- chất cần thiết cho xương khỏe mạnh.

- Ăn một lượng nhỏ chất đường hoặc chất béo.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên được xây dựng trên cơ sở các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung của thời kỳ mang thai đầu tiên. Trong 3 tháng đầu này , bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg.

3.1 Tháng đầu tiên

- Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn ốm nghén với cảm giác buồn nôn và bụng khó chịu. Trong tháng đầu này, mẹ nên ăn:

- Chi nhỏ bữa ăn thành 6 bữa/ngày.

- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

- Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Bổ sung sữa ít béo và bổ các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

- Uống nhiều nước, uống giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

- Tránh những món nhiều chất béo khó tiêu.

- Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ khuyên bạn nên uống axit folic- loại dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic từ các loại rau xanh màu đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,...

3.2 Tháng thứ 2

Thực phẩm trong chế độ ăn cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng hơn, Một số gợi ý cho mẹ như các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, thịt, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa.

Tiếp tục hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường, ăn nhiều món ăn chứa Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung canxi mẹ nhé.

3.3 Tháng thứ 3

Bước qua tháng thứ 3, tình trạng ốm nghén của hầu hết mẹ bầu đã được cải thiện.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:

- Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

- Giảm đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

IV. Các loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm sống trong 3 tháng đầu và toàn bộ thai kỳ.

3 tháng đầu mang bầu, mẹ cần kiêng nhiều loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi:

- Dứa: Tránh ăn dứa trong 3 tháng này, bromelain có trong dứa có thể gây co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai.

- Cua: Ăn nhiều cua cũng có thể làm tử cung co thắt, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

- Nha đam: Loại thực phẩm này có thể gây xuất huyết vùng chậu nếu mẹ ăn trong 3 tháng đầu, từ đó tăng nguy cơ sảy thai.

- Đu đủ xanh: Món ăn này có chứa một số loại enzyme làm tăng nguy cơ co thắt tử cung, có thể dẫn đến sảy thai.

- Gan động vật: Nếu thường xuyên ăn gan động vật trong 3 tháng đầu sẽ khiến cơ thể mẹ bầu tích tụ nhiều retinol gây ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của thai nhi.

- Chất alpha sitosterol trong rau chùm ngây có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sảy thai.

- Tránh kết hợp vừng với mật ong có thể dẫn đến sảy thai.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu này, mẹ bầu tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi, các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, các loại chất kích thích, không nên ăn quá mặn.

Trên đây là một số gợi ý cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu giai đoạn này. Khi áp dụng những kiến thức này, mong rằng các mẹ bầu sẽ có sức khỏe tốt để thai nhi được phát triển toàn diện.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/bi-quyet-an-uong-lanh-manh-cho-ba-bau-3-thang-33415/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY