12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bí quyết trường thọ của lão Trung y 103 tuổi

Lão Trung y Dương Hữu Hạc sinh năm 1910, là bác sĩ trưởng khoa bệnh viện trực thuộc Học viện Trung y Hà Nam. Khi 80 tuổi kiểm tra sức khỏe định kỳ không có bất kỳ bệnh mãn tính nào như: cao huyết áp, bệnh tiểu đường…

Dương Hữu Hạc là lão Trung y nổi tiếng toàn quốc, khi ông 103 tuổi cho đến nay vẫn ngồi khám bệnh tại Quốc Y Đường bệnh viện trực thuộc Học viện Trung y Hà Nam, mỗi tuần 2 lần, mưa gió cũng thế. Cho đến nay, ông vẫn tóc trắng như lông hạc, mặt hồng hào như mặt trẻ con, ít bị bệnh tật quấy nhiễu.

103 tuổi BS. Dương Hữu Hạc vẫn ngồi khám bệnh tại Quốc Y Đường bệnh viện trực thuộc I học viện Trung y Hà Nam

Người thời nay uống rượu như uống nước, cuộc sống sinh hoạt không có giờ giấc quy luật, ăn uống không tiết chế, do đó 50 tuổi thì đã lão hóa (già yếu) rồi. Bí quyết dưỡng sinh của lão Trung y 103 tuổi chính là không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến mấy ông cũng chưa bao giờ ăn thêm dù chỉ một miếng…

Vậy thì, ông có bí quyết trường thọ nào, sống lại có tinh thần đến vậy? Ông đời này đã tổng kết được 5 câu, sống không đến 100 tuổi là lỗi tại chính mình.

Câu thứ nhất: Cơm có ngon cỡ nào cũng không ăn thêm dù chỉ 1 miếng

Hoàng đế hỏi thày giáo Kỳ Bá, người thượng cổ sao có thể sống 100 tuổi mà không thấy già yếu? Kỳ Bá nói, đó là do họ “ăn uống có độ, sinh hoạt hữu thường, không lao lực quá sức”!

Con người hôm nay uống rượu như uống nước, sinh hoạt không quy luật giờ giấc, ăn uống không tiết chế, do đó 50 tuổi đã già yếu rồi. Đây chính là bí quyết dưỡng sinh của Dưỡng lão, do đó không bao giờ tham ăn, ăn nhiều. Cơm dù có ngon đến thế nào, Dương lão cũng không bao giờ ăn thêm một miếng.

Buổi sáng: 1 bát sữa bò, 1 quả trứng, 1 miếng bánh đậu xanh.

Buổi trưa: ăn bánh tráng cuộn rau, có lúc ăn hai miếng thịt kho tàu hoặc thịt rim nước hàng.

Buổi tối: Ăn cháo gạo hoặc gạo kê, trong đó có đại táo, lê, sơn dược, đường…

Hiện nay rất nhiều người khi ăn cơm đã ăn rất no rồi, còn lại vài miếng, không nỡ bỏ đi, vậy là miễn cưỡng ăn nhiều rồi phải không. Trên thực tế bỏ đi mấy miếng này cũng có thể lãng phí 5 đồng tiền, nhưng sau đó là cần tới 50 đồng, thậm chí 500 đồng mua thuốc để “tiêu hóa” 5 đồng thức ăn này.

Câu thứ hai: Bạn không dưỡng sinh, hủy hoại cả đời

Con người sống trăm tuổi không phải là ảo tượng, quy luật sinh hoạt cần đảm bảo, tâm trạng tốt nhất là yên tịnh, thuốc tốt nhất là thời gian, vận động tốt nhất là đi bộ.

Hàng ngày nên thức dậy lúc 6h, buổi tối 8 giờ ngủ, sau bữa trưa đi bộ 150 bước trong phòng sau đó nghỉ ngơi, sinh hoạt có quy luật giờ giấc. Hiện nay rất nhiều người trẻ tuổi buổi tối không ngủ, buổi sáng không dậy, sinh hoạt không chỉ không có quy luật, thân thể càng khó trường thọ. Mỗi ngày rèn luyện chủ yếu là buổi sáng hướng vào cửa sổ luyện 8 lần “Bát đoạn cầm”.

Phương pháp cụ thể là: Đứng thẳng, hai gan bàn tay hướng ngoài hướng lên trên nâng lên, sau đó cúi lưng, như vớt đồ gì (hai tay hạ xuống vớt), đây gọi là “ thác thiên lao địa”, có thể kích thích tiêu hóa. Hai tay chống nạnh, cổ và thắt lưng cùng nhau quay vặn, có thể trừ tâm hỏa. Làm khoảng 20 phút, quanh năm kiên trì.

Câu thứ ba: Không bao giờ uống thuốc bổ, chỉ uống tam giải thang

Theo con gái thứ 4 Dương Tuyết Cầm giới thiệu, trên phương diện dưỡng sinh phụ thân không bao giờ cố ý truy cầu cái gì, cũng chưa bao giờ dùng thuốc bổ. Ông cho rằng “Chính khí tồn nội, tà bất khả can”, tức chỉ cần hệ thống miễn dịch tự thân không bị phá hoại, bệnh tà sẽ không sẽ xâm nhập. Do đó, ông thường không dùng thuốc tây kháng sinh… đôi khi cảm mạo ho hắng, thì tự mình khai chút thuốc sắc điều chỉnh một chút, để bảo trì khí huyết cơ thể cân bằng.

Trong nhà có sẵn một loại trà gọi là “tam giải thang”.

Bài thuốc cụ thể là: Đậu xanh sống 50 hạt, Mao tiêm trà 8g, đường phèn 15g

Nghiền vỡ đậu xanh để nguyên vỏ cho vào cốc cùng lá chè, đường phèn, dùng nước sôi hãm, đậy nắp nấu khoảng 10 phút uống thay trà, dùng thường xuyên. Do đậu xanh sống vốn có tác dụng thanh phế nhiệt, giải độc; lá chè có thể tỉnh thần trợ tiêu hóa; đường phèn có thể điều hòa tỳ vị, phối hợp cùng nhau đối với cảm mạo mới khởi phát hoặc do nội nhiệt dẫn tới triệu chứng họng khô rát, ho nhẹ… đều có hiệu quả rất tốt, có thể làm trà sức khỏe dùng lâu dài.

Câu thứ 4: Tức giận thì có thể sinh bệnh, tức giận là tự giết mình

Trong con mắt người khác, nguyên nhân sống lâu của Dương lão chủ yếu là do người nhà biết nóng biết lạnh, chăm sóc ông rất tốt. Nói tới vợ ông-Quách Ngọc Hà, bà ngày trước cũng đi làm ở bệnh viện, cả đời cũng chưa phải xấu hổ với ai.

Cảm xúc, tính khí của con người không ổn định, có liên quan đến cảm xúc tiêu cực phát sinh nhiều, chức năng nào đó của cơ thể mất cân bằng, chức năng tạng phủ có một chút rối loạn, khí huyết tuần hoàn không tốt…

Do đó, khi cảm xúc của bạn xuất hiện vấn đề, có khả năng là phản ánh của vấn đề sức khỏe cơ thể. Tương phụ tương thành, cần ngăn chặn ngay từ đầu để không sinh bệnh, cũng cần từ cảm xúc mà bắt tay vào, thì chính cái gọi là “không tức giận thì không sinh bệnh”.

Câu thứ 5: Tâm vô tạp niệm, mới có thể không sinh tạp bệnh

Người trường thọ đều có một đặc điểm chung, đó chính là tâm vô tạp niệm. Đối với người tuổi tác như Dương lão mà nói, trường thọ chủ yếu là không có “tư tưởng không an phận”. Đầu óc ông không tích trữ các thứ khác, trừ công việc, thì là đọc báo quan tâm quốc gia đại sự. Ông đi làm phòng khám không cầu gì khác, một là vì những người từ rất xa đến tìm ông để khám bệnh; hai là vì những học sinh luôn vây quanh.

Ánh Dương (T.H)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/bi-quyet-truong-tho-cua-lao-trung-y-103-tuoi-24274/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY