Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bí quyết xóa tan nỗi lo táo bón khi bé ăn dặm

Bước vào độ tuổi ăn dặm, trẻ gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đi phân sống hoặc thậm chí là nhiều ngày liền không đi ngoài, … cùng theo dõi bài viết của Bác sĩ CK1 Trần Trúc Bình để truy tìm nguyên nhân táo bón của trẻ và cách phòng tránh.

Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn, hệ tiêu hóa của trẻ không cần hoạt động quá nhiều vì sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng rất dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Nhưng khi trẻ chuyển sang ăn dặm, thức ăn dặm hoàn toàn lạ lẫm và cơ thể trẻ có thể sẽ không tiết đủ enzyme tiêu hóa chúng. Mặt khác, thức ăn mới đặc hơn sữa của mẹ nên trẻ rất dễ khi mới bắt đầu ăn dặm. Lúc này, phân trẻ sẽ khác so với lúc bú mẹ. Phân sẽ khuôn hơn, màu đậm hơn và nặng mùi hơn lúc trước nhưng đó là hiện tượng bình thường. Trừ khi trẻ bị chướng bụng, không đi cầu được hoặc phải rặn đỏ mặt để đi cầu. Cộng thêm hình thái phân khô rắn hoặc rắn đầu phân, phân nhỏ như phân dê… thì mới là dấu hiệu chứng tỏ có thể trẻ bị táo bón.

Các nguyên nhân dẫn đến táo bón khi cho trẻ ăn dặm

Trong quá trình chế biến và tập cho con ăn dặm, có thể mẹ đã mắc phải những sai lầm khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là cách cho bé ăn dặm. Nhiều trường hợp khi bé mới ăn dặm, bé có vẻ thích ăn nên người lớn cho bé ăn luôn 3 – 4 bữa một ngày. Việc nếm thức ăn mới có thể bé sẽ thấy thích thú, và muốn ăn nhiều. Nhưng lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được lượng thức ăn ngoài lớn như vậy. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ dẫn đến táo bón.

Mặc khác, nhiều mẹ cho rằng không cần bú mẹ nữa vì sữa mẹ không còn chất, hoặc mẹ cho bé bú ngay sau khi ăn dặm khiến bé no không muốn bú thêm sữa nữa. Tuy nhiên, kể cả khi rồi vẫn nên bú mẹ nhiều nhất có thể. Sữa mẹ không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng tốt nhất cho con mà còn chứa lượng nước dồi dào, chứa các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Do đó bú mẹ ít đi cũng làm bé dễ táo bón.

Giảm cữ bú mẹ khi bé ăn dặm là một nguyên nhân dẫn đến táo bón

Một số mẹ không thấy con tăng cân, sợ con "thiếu chất" nên pha cùng lúc nhiều loại sữa, hoặc cho thêm sữa để có "nhiều chất" hơn. Quá tải chất dinh dưỡng làm bé không hấp thu hết được, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón liên tục.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón là không cho bé uống đủ nước khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Nhiều mẹ quan niệm trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc uống nhiều sữa là đã đủ lượng nước cho trẻ, tuy nhiên quan niệm ấy là sai lầm. Mẹ cần cho trẻ uống thêm nước sau mỗi buổi ăn dặm để tránh bị thiếu nước dẫn đến táo bón.

Cách phòng tránh táo bón

Tập cho bé đi cầu đúng giờ bằng cách xi bô cho bé vào giờ cố định

Khi mới bắt đầu ăn mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa bột nấu với tỷ lệ 1 bột : 10 nước và cho bé ăn 1 bữa/ngày. Mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 thìa cafe/ngày các loại rau củ, trái cây xay nhuyễn như: bí ngô, khoai lang, bông cải xanh, cà rốt, táo, lê, chuối, bơ, đu đủ,…

Với sữa công thức, mẹ chú ý pha đúng tỷ lệ, không thêm không bớt nước, không pha nhiều loại sữa với nhau. Sau mỗi lần bú sữa công thức và ăn dặm mẹ cho bé uống thêm 1 thìa nước. Tổng lượng nước bé cần là 100ml/kg/ngày. Ví dụ như bé 6 tháng 8 kg sẽ cần khoảng 800 ml nước mỗi ngày bao gồm cả nước trong sữa, nước hoa quả, bột ăn dặm và lượng uống thêm. Dựa vào đó để mẹ cho bé uống thêm lượng nước thích hợp.

Ngoài ra, mẹ cần giúp bé tăng cường vận động làm tăng nhu động đường ruột sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn và tống phân dễ dàng hơn. Mẹ cho bé bò thỏa thích, mát xa bụng và làm động tác đạp xe cho bé mỗi ngày rất hữu ích cho việc đi tiêu. Tập cho bé ngồi bô vào giờ cố định sẽ giúp hình thành thói quen đi ngoài mỗi ngày, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón cho bé.

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng của trẻ nhỏ, không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng mà còn giúp trẻ làm quen dần với mùi vị thức ăn, quyết định đến khẩu vị của bé sau này. Hiểu được điều đó, Bột Ăn Dặm Nuti IQ với công thức dinh dưỡng đặc biệt được tư vấn bởi các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood có thành phần chất xơ hòa tan, Lysin và Kẽm kích thích bé ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa hấp thu, bổ sung gấp 4 Lần Lutein*, DHA giúp bé phát triển não bộ và thị giác tốt hơn.

Bột ăn dặm Nuti IQ vừa ra mắt bao bì mới tiện lợi Hộp 4 gói 2 vị ngọt và Hộp 4 gói 3 vị mặn.

Xem thêm thông tin về Bột ăn dặm Nuti IQ tại đây (Link: http://bit.ly/2YAMUxb). Điện thoại tư vấn (028) 38 255 777 hoặc email: nutifood@nutifood.com.vn.

*So với Nuti IQ Bột ăn dặm công bố năm 2016.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/bi-quyet-xoa-tan-noi-lo-tao-bon-khi-be-an-dam-20191231100143197.htm)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY